Tin mới

Báo Nhật: Việt Nam sẽ không phải hối hận vì đã mua 6 tàu ngầm Kilo

Thứ ba, 09/09/2014, 10:31 (GMT+7)

Tạp chí The Diplomat của Nhật nhận định rằng, quyết định mua tàu ngầm của chính phủ Việt Nam kết hợp cùng chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng đã được chứng minh là đúng đắn và Việt Nam sẽ không phải hối hận vì lựa chọn này.

Tạp chí The Diplomat của Nhật nhận định rằng, quyết định mua tàu ngầm của chính phủ Việt Nam kết hợp cùng chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng đã được chứng minh là đúng đắn và Việt Nam sẽ không phải hối hận vì lựa chọn này.

Trong bài bình luận đăng ngày 9/9, tạp chí Nhật khẳng định, từ các sự kiện diễn ra trong năm nay cho thấy, Việt Nam sẽ không phải chịu bất kỳ sự hối hận nào liên quan tới quyết định đầu tư mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Nga theo thỏa thuận năm 2009, trị giá 2,6 tỉ USD.

Quyết định mua tàu ngầm của chính phủ Việt Nam và kết hợp chúng với chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng đã được chứng minh là đúng đắn trong vụ Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khiến quan hệ song phương hai nước căng thẳng hồi tháng 5 vừa qua.

Đối với Việt Nam, luật pháp quốc tế, ASEAN và thậm chí cả sức mạnh hải quân Hoa Kỳ sẽ không làm gì để giúp mình bảo vệ lãnh thổ, người Việt Nam phải tự vận động bằng chính sức mình để ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc. Thông qua hoạt động đầu tư quốc phòng này, Việt Nam thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận chuyện cá lớn nuốt cá bé trong các mối quan hệ quốc tế.

Tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể thay đổi đáng kể cán cân vãng lai giữa Trung Quốc và Việt Nam. Như trong vụ đụng độ giữa lực lượng Hải cảnh Trung Quốc với các lực lượng chức năng thực thi pháp luật Việt Nam trong khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, nếu có sự hiện diện của tàu ngầm, Việt Nam có thể ngăn cản sự xâm nhập của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình ngay từ tuyến đầu.

Bắc Kinh thừa biết điều này. Họ theo đuổi tác chiến chống tàu ngầm (ASW) như một ưu tiên, nhưng vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức. Đối với Bắc Kinh, mối quan tâm chính khi nói đến kịch bản phát triển hải quân là để chống lại kẻ thù với các chiến hạm mặt nước và tàu ngầm tiên tiến (của Mỹ và Nhật Bản). Đây cũng là lí do vì sao Trung Quốc nỗ lực phát triển các khả năng A2/AD mà Bắc Kinh gọi là chiến lược “chống can thiệp”, được bắt nguồn từ tốc độ tăng trưởng kinh tế và đánh giá những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc chiến tranh lớn gần đây trên thế giới.

 

Theo tạp chí của Nhật, Việt Nam sẽ không phải hối hận vì đã mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga

Tuy nhiên, giống như một đội quân lớn chưa từng tác chiến viễn chinh, trang bị của hải quân Trung Quốc còn khá yếu để chống lại đối thủ sử dụng chiến lược ngăn chặn bằng tàu ngầm. Như chuyên gia Robert Farley mô tả, hầu hết các tàu chống ngầm của Trung Quốc như Type 056 Corvette, máy bay tuần tra biển Y-8 và cảm biến âm thanh dưới nước vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khoảng cách tới các căn cứ quân sự của Trung Quốc để có thể phát huy hiệu quả.

Hơn nữa các tàu ngầm Kilo chạy động cơ diesel-điện mà Việt Nam mua của Nga được xem như dòng tàu ngầm chạy êm nhất và tiên tiến hơn 12 chiếc tàu ngầm Kilo đẳng cấp của hải quân Trung Quốc. Với lực lượng tàu ngầm này, Việt Nam đang làm nghiêng cán cân lực lượng và tăng đáng kể nhận thức nguy cơ của Bắc Kinh trong việc triển khai các chiến hạm mặt nước của nó vào vùng biển Việt Nam.

Đối với Việt Nam, một quốc gia nhỏ có lực lượng hải quân nhỏ hơn đáng kể và trang bị cũng kém hơn so với Trung Quốc, chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng này thực sự là cách tốt nhất để chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh thực thi tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp) trên Biển Đông.

Theo báo cáo của Reuters, hai tàu ngầm đầu tiên đã được nhìn thấy ở bờ biển Việt Nam. Tàu ngầm Kilo thứ ba vẫn đang ở St Petersburg và sẽ về tới Việt Nam vào tháng 11 tới. Một đoàn thủy thủ Việt Nam cũng đang được đào tạo trên chiếc tàu ngầm này trước đợt giao hàng. Trong khi đó, chiếc thứ 4 đang được thử nghiệm ngoài khơi bờ biển Nga, ở nhà máy đóng tàu Admiralty, và hai chiếc cuối cùng đang được xây dựng.

Thời gian chính xác của việc triển khai đầy đủ 6 tàu ngầm của Việt Nam ở Biển Đông vẫn chưa rõ ràng, nhưng nó có thể diễn ra sớm hơn, ít nhất chắc chắn vào cuối năm 2016 Việt Nam sẽ chủ yếu thực hiện chiến lược của mình chống lại sự xâm nhập (bất hợp pháp) từ Trung Quốc.

Cho đến nay, Việt Nam luôn nhấn mạnh rằng việc mua tàu ngầm Kilo nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia và hoàn toàn không có ý định chống lại bất cứ hành vi xâm nhập lãnh hải thù địch nào. 

Việc xuất hiện của 6 tàu ngầm sẽ làm thay đổi cán cân vãng lai giữa Trung Quốc và Việt Nam

“Các tàu ngầm không phải vũ khí duy nhất của chúng tôi, nhưng là một phần trong số những vũ khí chúng tôi đang phát triển tốt hơn để bảo vệ lãnh thổ. Về phương diện đó, tàu ngầm sẽ làm chức năng phòng thủ”, một quan chức quân đội ở Hà Nội cho hay.

Nếu Việt Nam thực hiện thành công chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng bằng lực lượng tàu ngầm mới, có khả năng Bắc Kinh sẽ tập trung vào việc thực thi tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của mình với Philippines, nơi các rào cản thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Hải quân Philippines thiếu cả tàu ngầm và chiến hạm mặt nước đề đối phó.

Sau khủng hoảng Scarborough, chiến lược của Philippines là tập trung vào tận dụng các diễn đàn đa phương như ASEAN để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh, nhưng đã không thành công. Gần đây nhất, đề xuất của Manila đóng băng các hành động khiêu khích, thay đổi hiện trạng ở Biển Đông tại ARF đã bị Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ.

Tất nhiên trong khi tàu ngầm Kilo sẽ là một trọng tâm trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam nhưng nó không phải lực lượng duy nhất mà quân đội Việt Nam tập trung vào. Tháng 8 vừa qua, ngay sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, The Diplomat cho biết, Việt Nam sẽ tăng gấp đôi lực lượng chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 và trang bị tên lửa chống tàu.

Ngoài Nga là nhà cung cấp chính, Ấn Độ cũng tỏ ra háo hức đặc biệt trong việc giúp đỡ Việt Nam đào tạo sĩ quan. Hải quân Ấn Độ tích cực chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp Việt Nam về việc vận hành dòng tàu ngầm Kilo của Nga  và những hoạt động của tàu ngầm. Thời gian tới có thể New Delhi sẽ giúp đỡ Việt Nam đào tạo phi công cũng như bán cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được phát triển cùng với Nga, bất chấp thực tế điều này có thể tác động tiêu cực đến quan hệ Trung - Ấn.

Với việc thực hiện chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng ở Biển Đông, Việt Nam có thể sẽ còn quyết đoán hơn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước (dã tâm bành trướng của) Trung Quốc. Kể từ sau vụ giàn khoan 981, Việt Nam đặc biệt nhạy cảm trước các động thái di chuyển của Trung Quốc ở Biển Đông, tàu ngầm mới sẽ giúp Việt Nam làm điều này.

 

Yên Yên (Nguồn: The Diplomat)

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news