Tin mới

Nhìn lại lịch sử "bom nước"

Thứ tư, 16/03/2016, 16:16 (GMT+7)

Lịch sử thế giới đã nhiều lần chứng kiến những thảm họa mà nước gây ra cho loài người.

Lịch sử thế giới đã nhiều lần chứng kiến những thảm họa mà nước gây ra cho loài người.

Xiaolangdi - con đập lớn thứ hai của Trung Quốc xả nước. Ảnh: News.cn

Tưởng Giới Thạch phá đê sông Hoàng Hà

Trong chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai, để ngăn chặn quân đội Nhật, người đứng đầu Trung Quốc lúc bấy giờ là Tưởng Giới Thạch đã phá đê sông Hoàng Hà ở tỉnh Hà Nam vào ngày 9/6/1938.

Nước sông Hoàng Hà cuồn cuộn phá đê mà đổ ra, ven bờ sông Hoàng bỗng chốc biến thành ngập lụt tới ngàn dặm, tạo thành cảnh mấy trăm vạn mẫu hoa mầu bị phá hủy, mấy chục vạn người sống cảnh lưu lạc không còn chỗ ở. Điều trớ trêu là, nước sông Hoàng Hà tràn vào không nhấn chìm nổi lấy một người Nhật, toàn bộ nạn nhân đều là dân thường Trung Quốc vô tội. Kết quả vẫn không thể cản được bước tiến của quân Nhật.

Tưởng Giới Thạch đã phá đê sông Hoàng Hà ở tỉnh Hà Nam để chặn quân Nhật, song hậu quả vượt xa dự tính của ông ta. Ảnh: Internet

Đối mặt với điều đại nghiệt như vậy do bản thân mình gây ra, Tưởng Giới Thạch không dám thừa nhận trách nhiệm, liền đem sự việc này đổ lên đầu quân Nhật, lu loa lên rằng vỡ đê ở cửa Hoa Viên là do giặc Nhật gây ra.

Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, cụ thể là tháng 5/1940, một trong những chiến lược chính của quân đội Bỉ là mở cửa sông Yser, thuộc thị trấn Niewpoort khi thủy triều dâng cao và làm ngập vùng Flanders. Loại "vũ khí" nước này đã chứng minh tính hiệu quả trong việc ngăn chặn quân đội Đức tiến quân.

Anh không kích phá vỡ 3 đập nước quan trọng nhất của Đức

Phi đội 617 là phi đội nổi tiếng nhất của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) trong Thế chiến II và điều đó không phải là không có lý do. Phi đội 617 đã hoàn thành xuất sắc phi vụ đặc biệt có mật danh Chiến dịch Chastise nhằm phá vỡ 3 cái đập quan trọng nhất của nước Đức là Möhne, Eder và Sorpe, đang ngăn giữ hơn 300 triệu tấn nước quan trọng sống còn đối với công nghiệp Đức.

Các máy bay ném bom của RAF đã né tránh hỏa lực phòng không, hướng các đập nước khi vẫn giữ độ cao bay cực nhỏ, gần như sát mặt nước . Loại bom sử dụng là loại bom quay đặc biệt sẽ bật trở lại khi rơi xuống mặt nước giống như đá thia lia. Loại máy bay được chọn không gì khác chính là Lancaster huyền thoại, một trong những máy bay ném bom tốt nhất trong biên chế của RAF.

19 chiếc Lancaster đã cất cánh với 133 thành viên tổ lái và đã phá thành công 2 đập Möhne và Eder. 

19 chiếc Lancaster đã cất cánh với 133 thành viên tổ lái và đã phá thành công 2 đập Möhne và Eder. Tuy nhiên, cuộc tấn công vào các đập Sorpe và Schwelme thất bại do trục trặc kỹ thuật. Thậm chí 1 chiếc Lancaster đã đâm xuống biển vì bay quá thấp. Trong số 19 chiếc xuất kích, 8 chiếc và 56 thành viên tổ lái đã không trở lại. 5 trong số 8 chiếc bị bắn rơi trên đường bay đến mục tiêu hoặc bị tai nạn, 2 chiếc bị tiêu diệt khi tấn công, 1 chiếc bị bắn rơi trên đường trở về và 2 chiếc khác bị thương nặng nên phải từ bỏ nhiệm vụ.

Tuy nhiên, hầu hết những gì trù tính đã đạt được. Nạn lụt nghiêm trọng xảy ra ở nơi đẩm Möhne bị phá thủng và việc cấp điện và giao thông đường sắt bị gián đoạn. Lụt tương tự và mất điện cũng đã xảy ra ở chỗ đập Eder bị phá vỡ.

Khả năng IS biến 6 đập lớn tại Iraq và Syria thành vũ khí hủy diệt hàng loạt

Phiến quân IS đã chiếm 6 con đập lớn trên sông Euphrates và Tigris tại Syria và Iraq, nhiều khả năng IS sẽ sử dụng nước làm vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu tới "bước đường cùng".

Theo chuyên gia nghiên cứu về xung đột Tobias von Lossow của Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế Berlin (SWP), IS có thể sử dụng nước như một loại vũ khí giết người hàng loạt.

IS đã chiếm 6 con đập lớn trên sông Euphrates và Tigris, nhiều khả năng IS sẽ sử dụng nước làm vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu tới "bước đường cùng".

"Một mặt, IS vừa đắp đập giữ nước vừa tháo nước ở một số khu vực để thao túng nguồn cung cấp nước tới các khu dân cư. Mặt khác, chúng xua đuổi người dân bằng cách khiến khu dân cư đó chìm ngập trong biển nước", chuyên gia von Lossow nhận định.

Theo ông von Lossow cho hay, tất cả các bên tham chiến tại Syria đều từng sử dụng nước như một loại vũ khí, mặc dù vậy IS thường xuyên sử dụng nhất.

"IS sử dụng nước một cách có hệ thống và nhất quán", von Losson nhận định.

Năm 2014, IS có thể đã sử dụng một con đập trên sông Euphrates gần thành phố Fallujah để phòng thủ và tấn công. Đầu tiên, nhóm khủng bố này "găm" nước hòng đẩy lui binh sĩ Iraq ở phía thượng nguồn. Sau đó, chúng tháo nước và gây ra tình trạng lũ lụt khiến 60 nghìn người phải sơ tán.

 Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news