Tin mới

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ "hạ gục"

Thứ năm, 28/06/2018, 09:02 (GMT+7)

Hôm 21/6, khi đang trong một cuộc tập trận bắn đạn thật thì bất ngờ quả tên lửa SM-2 Block IIIA của khu trục hạm phòng không Sachsen đã phát nổ và gây ra thiệt hại khá nặng.

Hôm 21/6, khi đang trong một cuộc tập trận bắn đạn thật thì bất ngờ quả tên lửa SM-2 Block IIIA của khu trục hạm phòng không Sachsen đã phát nổ và gây ra thiệt hại khá nặng.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 1.

Sachsen (F129) là lớp chiến hạm tối tân của Hải quân Đức được thiết kế với mục đích phòng không, mặc dù mang mã "F" biểu thị nó được xếp hạng là tàu hộ vệ tên lửa (phân hạng frigate) nhưng kích thước và tính năng của nó thì hoàn toàn tương đương với khu trục hạm.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 2.

Khu trục hạm phòng không lớp Sachsen có lượng giãn nước đầy tải 5.800 tấn; chiều dài 143 m, được vũ trang bằng 32 ống phóng Mk 41 với 24 tên lửa SM-2 Block IIIA và 32 tên lửa RIM-162 ESSM (4 tên lửa/ống phóng).

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 3.

Trong cuộc tập trận hôm 21/6, khu trục hạm Sachsen đã phóng đi 2 quả tên lửa phòng không SM-2 Block IIIA để tiêu diệt mục tiêu giả định. Phiên bản SM-2 này có tầm bắn lên tới 160 km, trọng lượng 706 kg, lượng nhiên liệu nó mang theo là khá lớn.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 4.

Tên lửa SM-2 Block IIIA được tối ưu hóa cho việc tiêu diệt mục tiêu bay thấp, nó được trang bị một đầu đạn mới với nhiều tính năng tiến tiến hơn nhằm tăng xác suất đánh trúng đích.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 5.

Theo các thông tin từ hiện trường, quả tên lửa SM-2 Block IIIA thứ nhất đã được phóng thành công nhưng tới quả thứ hai thì sự cố đã xảy ra, động cơ đẩy đã hoạt động nhưng đạn lại không rời bệ phóng dẫn tới vụ nổ khá lớn.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 6.

Thiệt hại ban đầu rất dễ nhận thấy đó là các ống phóng thẳng đứng Mk 41 của tàu đã bị hư hại nặng nề, không rõ các tên lửa còn lại có sử dụng được nữa hay không?

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 7.

Do vị trí phát nổ ngay gần phần thượng tầng nên đã dẫn đến việc cabin chỉ huy cũng đã bị cháy đen, rất may là không có thiệt hại về người xảy ra.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 8.

Bên cạnh đó có thể nhận thấy 2 quả tên lửa RIM-116 Rolling Airframe đã không còn, chưa rõ nó đã khai hỏa trước đó hay bị ảnh hưởng bởi vụ nổ, nhưng khả năng thứ nhất có vẻ hợp lý hơn vì bệ phóng không thấy thiệt hại.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 9.

Dự kiến con tàu sẽ phải nằm tại cảng ít nhất là 6 tháng để tiến hành sửa chữa, khoản kinh phí phải bỏ ra sẽ chẳng hề nhẹ nhàng một chút nào.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 10.

Đây không phải là tai nạn đầu tiên xảy ra đối với dòng tên lửa phòng không được quảng cáo có tính năng tiên tiến nhưng lại khá nhiều tai tiếng do Mỹ sản xuất.

Cận cảnh thiệt hại trên khu trục hạm phòng không Đức sau khi bị tên lửa Mỹ hạ gục - Ảnh 11.

Trong năm 2015, một sự cố tương tự đã xảy ra với khu trục hạm USS The Sullivans lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, nhưng may mắn là mức độ thiệt hại nhẹ nhàng hơn nhiều nếu đặt cạnh chiến hạm của Đức.

 Sao Đỏ
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news