Tin mới

Chấn động trước chuyện ăn thịt tử thi để sinh tồn sau tai nạn máy bay

Thứ ba, 23/02/2016, 11:37 (GMT+7)

Hơn 2 tháng sau khi máy bay bị rơi xuống dãy Andes, Roberto Canessa được tìm thấy đang cầm trong tay một chiếc tất chơi bóng bầu dục. Bên trong là "những mảnh thịt và xương sụn của bạn bè tôi", thứ đồ ăn đã giúp ông và những người khác sống sót sau khi chuyến bay 571 của Uruguay bị rơi.

Hơn 2 tháng sau khi máy bay bị rơi xuống dãy Andes, Roberto Canessa được tìm thấy đang cầm trong tay một chiếc tất chơi bóng bầu dục. Bên trong là "những mảnh thịt và xương sụn của bạn bè tôi", thứ đồ ăn đã giúp ông và những người khác sống sót sau khi chuyến bay 571 của Uruguay bị rơi.

Canessa là 1 trong số 16 thành viên của đội bóng bầu dục Uruguay còn sống sau khi máy bay chở 45 hành khách và phi hành đoàn rơi tại dãy Andes.

Tất cả các cầu thủ đã sống sót bất chấp mọi trở ngại. Họ đã sống sót "bằng cách ăn thịt những người đã chết".

Canessa, khi ấy mới 19 tuổi, hiện là một bác sĩ phẫu thuật tim được kính trọng, đã quyết định công khai câu chuyện của mình sau khi bạn bè của cậu con trai 4 tuổi hỏi cậu bé chuyện gì đã xảy ra.

Cậu bé Hilario đã kể cho bạn bè sự thật về những gì mà cha cậu đã làm khi ấy.

Khi chiếc máy bay trở về sau một trận đấu ở Chile, nó rơi vào cuối ngày 13/10/1972. Canessa khi ấy nắm chặt tay vịn đến nỗi tay ông bị rách một mảng.

Tỉnh lại, Canessa bị sốc khi thấy mình nằm trong đống đổ nát. Ông và những người sống sót ngay lập tức di chuyển để hỗ trợ những người bị thương. Có 33 người còn sống, phần còn lại bị chết hoặc mất tích.

Số người sống sót nhanh chóng bị thu nhỏ.

Ngày hôm sau, 5 người nữa chết. Người đồng đội Nando Parrado rơi vào tình trạng hôn mê được đẩy sang một bên, đầu gối lên một tảng băng và điều này giúp ông sống sót.

Những người còn sống sót: Eduardo Strauch, Daniel Fernandez Strauch (sau) và Roberto Canessa (phải, đội mũ) dến San Fernando sau khi họ được giải cứu. Ảnh: EL PAIS ARCHIVO CARUSO

Chính cái lạnh của tảng băng đã điều trị chứng phù não nặng của ông. Sau đó ông hồi phục và đóng vai trò quan trọng trong việc giải cứu những người còn sống.

Những ngày đầu tiên, họ vô cùng tuyệt vọng. Việc kéo những xác chết ra khỏi thân máy bay là những gì họ làm trong khi chờ đợi được giải cứu.

Có đôi lần họ nghe thấy tiếng máy bay bay qua đầu, mang đến hy vọng nhưng nó lại nhanh chóng trôi đi.

Khi những ngày tháng như vậy kéo dài, người còn sống nhận ra mình cần làm gì đó để thích nghi. Ba anh em họ - Fito, Daniel và Eduardo Strauch - lập thành một nhóm lãnh đạo. Căng thẳng phát sinh, một số cầu thủ bực bội nhưng tất cả nhận ra họ cần ổn định.

Đối thủ đáng gườm của họ là cái lạnh dưới 30 độ và thiếu thốn đủ đường.

Họ đã tìm mọi cách để chống lại tuyết mù, biến những đệm ghế thành giày đi trên tuyết.

Thân chiếc máy bay rơi trên dãy Andes. Ảnh: nydailynews

Nhưng không có cách nào để biến các túi da hay bất cứ thứ gì khác thành đồ ăn. Canessa đề xuất việc ăn thịt tử thi.

Ông và 3 người khác đã thực hiện những vết cắt đầu tiên, thận trọng không nhìn vào mặt của những người đồng đội - dù là người chết hay còn sống. Những dải thịt sau đó được đặt lên một tấm kim loại.

"Mỗi người chúng tôi đều ăn một miếng khi không thể chịu được nữa. Điều đó vừa dễ hiểu, liều lĩnh và có lẽ không thể tưởng tượng được", ông viết.

"Nhưng chúng tôi cảm nhận được cảm giác cơ thể mình đang ăn thịt chính mình để tồn tại".

Ngày 23/10, họ phát hiện ra một cái đài bán dẫn nhỏ trên máy bay, dùng để tìm kiếm máy bay đang hoạt động. 6 ngày sau đó, khi những người sống sót đang ngủ, một trận lở tuyết lớn ập đến.

Canessa bị chôn vùi. Roy Harley - một người sống sót khác - đã moi hết tuyết ra khỏi miệng Canessa trước khi những người khác tới đưa ông ra khỏi tuyết.

16 người sống sót sau vụ tai nạn máy bay 571 của Uruguay tại Andes năm 1972. Ảnh: nydailynews

8 người chết sau vụ lở tuyết, điều này là cú sốc đối với những người sống sót sau tai nạn.

Javier Methol khóc nức nở bên thi thể vợ mình, Liliana. Những người còn lại dường như tê liệt.

Lúc này, Canessa đã đưa ra quyết định được cho là kinh tởm. Những xác chết vùi trong tuyết giờ đây được sử dụng làm đồ ăn.

Ngày 17/11, những người sống sót quyết định làm một cuộc thám hiểm. Ngay trước khi qua đời, cơ phó đã nói với họ là họ đang ở rất gần Chile, cách đất nước này một vài dặm. Nhưng ông đã đi lạc hơn 1 dặm.

Những người sống sót không biết là họ rơi tại Argentina ở độ cao 11.800 feet. Canessa, Parrado và Antonio Vizintin đã có cuộc hành trình vài ngày liền nhưng rốt cuộc họ gặp phải tình trạng khắc nghiệt hơn.

Fernando (Nando) Parrado (trái) và Roberto Canessa với Sergio Catalan (sau, đội mũ) vào năm 1972. Ảnh: ARCHIVO EL PAIS

Ba người sớm vấp phải mảnh đuôi máy bay và có thể phải ngủ ngoài trời trong giá lạnh. Nhưng khi họ tiếp tục, họ gần như sắp chết trong đêm thứ hai. Họ trở lại thân máy bay vào 5 ngày sau khi rời đi. Hy vọng duy nhất giờ đâu dường như nằm ở chiếc radio ở đuôi. Họ cố gắng lắp lại nó bằng những quả pin mới. Canessa làm việc điên cuồng trong vài ngày mà không nhận ra chiếc hộp đen có biến áp cao chỉ cách đó vài mét.

Nhưng họ đã có một phát hiện quan trọng, đó là một tấm vải cách nhiệt có thể làm thành túi ngủ. Những người sống sót giờ chỉ còn 16.

Ba người leo lên một ngọn núi với hy vọng sẽ nhìn thấy những cánh đồng cỏ Chile.

Đêm đầu tiên thật kinh hoàng. Một cơn bão ập đến khiến họ phải dừng chân.

16 người sống sót là thành viên đội bóng bầu dục Uruguay. Ảnh: nydailynews

Sau đó, Parrado lên đỉnh đầu tiên. Vài giờ sau Canessa mới lên tới nơi. Nhưng kết cục, họ chỉ nhìn thấy cơ man nào là núi tuyết.

Canessa viết rằng mình gần như ngất đi, gục đầu xuống gối và nghĩ "Chúng ta sẽ chết".

Ông thoáng thấy một con đường ở phía đông và ngay lập tức muốn đi theo. Nhưng Parrado nhất định quay lại. Cuối cùng, Canessa miễn cưỡng đi theo.

Thức ăn dần cạn kiệt vì thế Vizintin trở lại thân máy bay. Ông tự hỏi: Liệu phổi của các xác chết có ăn được không?

Parrado và Canessa vẫn cứ đi. Có lúc họ ngồi trên tấm đệm ghế và rơi tự do trong tuyết lở. Có lúc họ chỉ xoay sở để vượt qua một dòng sông chảy xiết, sang bờ bên kia đầy nguy hiểm.

Cảnh tượng hoang vu vẫn không thay đổi nhưng vào một ngày, Canessa nhận thấy mặt trời không lặn. Ông nhận ra những ngọn núi đã không còn chặn ánh mặt trời nữa.

Họ gần như đã ra khỏi dãy Andes.

Dần dần, họ càng suy kiệt. Sau nhiều ngày, Canessa đã phát hiện ra một cái móng ngựa, tiếp theo là gia súc được chăn thả. Cả hai tìm cách vượt thêm một dòng sông nữa thì Caressa nhìn thấy một người đàn ông cưỡi trên lưng ngựa từ xa.

Lúc 8h tối ngày 20/12, 69 ngày sau vụ tai nạn, người nông dân Sergio Catalan đã hét lên với họ: "Ngày mai!".

Caressa nhìn xuống chiếc vớ bóng bầu dục chứa hài cốt mục nát của bạn mình và những người đồng hành.

Ông đã chôn nó xuống tại nơi họ được giải cứu.

Giờ đây, cuốn tự truyện "Tôi phải sống" do tiến sĩ Roberto Canessa và Pablo Vierci, kể về câu chuyện thương tâm này sắp được phát hành vào ngày 1/3 tới.

Bảo Linh (theo nydailynews)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news