Tin mới

Chuyên gia Mỹ tin Nga đứng sau vụ rò rỉ email đảng Dân Chủ

Thứ ba, 26/07/2016, 11:55 (GMT+7)

Nếu chính phủ Nga đứng đằng sau vụ rò rỉ email của Đảng Dân chủ, như một số quan chức Mỹ dự đoán, điều đó có thể phản ánh một chút cảm tình với Donald Trump hay  sự thù hận đối với Hillary Clinton hơn là mong muốn làm mất uy tín của hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Nếu chính phủ Nga đứng đằng sau vụ rò rỉ email của Đảng Dân chủ, như một số quan chức Mỹ dự đoán, điều đó có thể phản ánh một chút cảm tình với Donald Trump hay  sự thù hận đối với Hillary Clinton hơn là mong muốn làm mất uy tín của hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Một quan chức Hoa Kỳ đang tham gia vào cuộc điều tra cho rằng, theo các tình báo thu thập được về vụ rò rỉ email của Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC)được phát hành bởi Wikileaks hôm thứ sáu "cho thấy không thể hợp lý hơn khi nghi ngờ rằng những email này có nguồn gốc ở Nga".

Vụ rò rỉ email được cho là có tác động từ phía Nga. Ảnh: THN

Vào đêm trước của hội nghị đảng Dân Chủ sẽ đề cử chính thức bà Clinton là ứng viên cho cuộc bầu cử tổng thống ngày 08/11 tới đã dấy lên câu hỏi về việc liệu Nga có cố gắng làm gì để gây những thiệt hại cho bà, từ đó giúp Trump, đối thủ từ đảng Cộng hòa, một mặt khác điều này thể hiện sự ủng hộ của Nga với những lãnh đạo có tư tưởng dân tộc, chống lại những chính trị gia thuần túy, điều đã xảy ra thường xuyên ở châu Âu những năm gần đây.

"Chắc chắn Nga đã trở thành một bậc thầy trong việc thao túng thông tin cho các mục Tiêu Chiến lược của mình: Minh chứng rõ ràng nhất là ​​các bong bóng thông tin mà họ đã tạo ra xung quanh các hành vi đe dọa của họ ở Crimea, Ukraine và các nơi khác" cựu Giám đốc CIA và Cơ quan An ninh Quốc gia Michael Hayden cho biết "Từng bước đi vẫn tương tự thế, tuy nhiên, họ đã nâng tầm chò trơi của họ".

Các email rò rỉ cho thấy rằng các quan chức DNC đã tìm cách để phá hoại chiến dịch tranh cử Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bernie Sanders, đối thủ của bà Hillary trong cuộc đua ứng viển đảng Dân Chủ và làm dấy lên câu hỏi xung quanh Sanders, một người Do Thái, liệu ông có thực sự là một người vô thần.

Những sự vạch trần này dường như cho thấy rằng rõ ràng ông Sanders đã bị chống lại bởi chính chính đảng của mình, điều này đã che mờ một phần hội nghị đảng Dân Chủ sắp diễn ra, một hội nghị được kì vọng sẽ xóa tan những chia rẽ vừa qua, đánh dấu sự thống nhất của đảng này.

Toan tính của Putin

Hai quan chức tình báo Mỹ giấu tên, cho biết vụ hack email vừa rồi có thể là một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chiến dịch nhằm mục đích làm suy yếu mỗi quan hệ giữa Mỹ và EU, đặc biệt nhắm vào mục tiêu trước mắt là NATO, lực lượng liên Minh Quân sự này được Putin ti rằng mở rộng từng ngày để bao vây và làm suy yếu nước Nga.

Putin đang có nhiều toan tính với Mỹ. Ảnh: TF

Một trong những quan chức gọi đó là nỗi sợ hãi "định kiến", hình thành từ khi Putin làm việc trong KGB, cơ quan tình báo Liên Xô.

"Thời gian qua và một lần nữa, chúng ta thấy Nga thấy Nga đang chủ động đẩy lùi những gì Putin coi kẻ thù của Nga", quan chức khác cho biết. "Ông ấy đã chủ động tấn công phiến quân do Mỹ hậu thuẫn ở Syria, điều các tàu chiến và máy bay đến vùng Biển Đen và Baltic, chưa kể đến việc sát nhập Crimea. Điều này phù hợp với những mô phỏng của chúng ta".

Bất chấp nỗ lực ngắn ngủi của bà Clinton khi làm Ngoại trưởng nhằm "thiết lập lại" quan hệ Hoa Kỳ-Nga sau khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức vào năm 2009, nhưng vụ rò rỉ email này làm rạn nứt hơn nữa mối quan hệ vốn đã không mấy tốt đẹp giữa ứng cử viên đảng Dân Chủ và điện Kremlin.

Putin cáo buộc Clinton kích động cuộc biểu tình chống lại sự cầm quyền của ông vào tháng 12 năm 2011 khi mà cuộc bầu cử Duma quốc gia Nga bị ảnh hưởng bởi những cáo buộc về gian lận. Ông nói rằng Hillary đã khuyến khích "lính đánh thuê" làm kẻ thù của Kremlin bằng cách chỉ trích cuộc bầu cử.

"Bà ta rung một hồi chuông cho một số nhà hoạt động đối lập, đưa ra cho họ một tín hiệu, họ nghe thấy tín hiệu này và bắt đầu công việc hoạt động", ông Putin nói với những người ủng hộ.

Khi được hỏi về tuyên bố rằng tình báo Nga đã hack DNC để có được những email, người sáng lập Wikileaks Julian Assange nói với phóng viên của NBC News Richard Engel  rằng: "không có bằng chứng nào chứng tỏ điều này" và tiết lộ thêm "đây là do sự lơ đễnh" bởi chính chiến dịch của bà Clinton.

Những người chống lại chiến dịch của Trump cho rằng mục tiêu của Nga có thể rộng hơn nhiều so với chỉ đơn giản là can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

"Đó là một dấu hiệu đơn giản cho thấy rằng chính phủ Nga đang cố gắng làm tất cả để giúp Donald Trump," Andrew Weiss, một nhà phân tích Nga tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, có trụ sở tại Washington cho biết.

"Đó là vì lợi ích của Nga ... Khi chứng kiến một Hoa Kỳ như bị xé nát với bất mãn, bài ngoại và tham nhũng chính trị cấp cao", Weiss nói. "Nó cực kì phù hợp với mục tiêu chính của điện Kremlin ... rằng Nhà Trắng luôn lên tiếng chỉ trích các nước khác trong khi chính nội bộ Hoa Kỳ cũng đầy bất ổn".

Nhà lãnh đạo Nga cũng có thể đã được khuyến khích bởi ý kiến ​​của Trump trên tờ The New York Times tuần trước cho rằng Nhà Trắng, và NATO có thể không bắt buộc trong việc bảo vệ các nước Baltic vốn là một lần một phần của Liên bang Xô viết do Nga dẫn đầu trong quá khứ.

Mặc dù mối quan hệ Trump-Putin đã rõ ràng nhưng Eugene Rumer, một cựu sĩ quan tình báo quốc gia Nga và Âu-Á, cảnh báo về việc đưa ra bất kỳ kết luận nhanh chóng nào về quan điểm đối với Trump của Putin.

"Chúng tôi có thể nói với một mức tự tin nhất định rằng họ không thích Hillary", Rumer nói "Đó là chưa đủ rõ ràng để khẳng định rằng họ thích Trump, mặc dù trong những năm qua người Nga cho biết họ thích đối phó với những người Cộng hòa hơn, họ là những người cứng rắn nhưng họ có thể giao dịch được".

Một nhà ngoại giao với kinh nghiệm làm việc giày dặn về Nga cho biết Kremlin cũng có thể đặt cược rằng Clinton sẽ giành chiến thắng và đang bắn một phát súng cảnh báo qua đầu bà ấy.

"Những rắc rối này nhằm thông báo với bà ấy rằng đối thủ của bà ấy thực sự là những người cứng rắn, bà ấy nên cẩn thận nếu muốn đối đầu với họ", nhà ngoại giao giấu tên trên cho biết.

Một nhân viên tình báo Mỹ đang xem xét lại các email bị rò rỉ cho biết, một phần các email bị rò rỉ đang cố mô tả về những đặc quyền mà đảng Dân Chủ phải dành cho những nhà tài trợ giàu có, từ đó khắc họa một nước Mỹ được lãnh đạo bởi một hệ thống chính trị gia đầy gian lận bị thao túng bởi những người giàu có.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news