Tin mới

“Cơn ác mộng” Hồi giáo cực đoan của Tổng thống Nga Putin

Thứ ba, 03/11/2015, 17:12 (GMT+7)

Tổng thống Vladimir Putin, "người làm liều" khét tiếng nhất của nước Nga đã chơi trò may rủi trong cuộc nội chiến Syria.

Tổng thống Vladimir Putin, "người làm liều" khét tiếng nhất của nước Nga đã chơi trò may rủi trong cuộc nội chiến Syria.

Bằng việc triển khai những vũ khí mới nhất một cách liều lĩnh để cứu chế độ Bashar al-Assad đang lung lay, ông đã nhanh chóng đưa điện Kremlin vào trung tâm ngoại giao Trung Đông. Thông điệp của ông rất đơn giản: Nga đang trở lại như một cường quốc lớn và giải pháp chết chóc này đang đẩy Moscow tới gần chiến tranh.

Sau một tháng ném bom chống Nhà nước Hồi giáo IS, ông Putin đã mời ông Assad tới điện Kremlin khiến người ta có suy đoán mới là cách thức để chấm dứt chiến tranh của Nga đang được tiến hành. Mỹ có mưu đồ là điều dễ hiểu: Chỉ sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đồng ý mời đồng minh của Nga là Iran tham gia vòng hòa đàm Syria mới, diễn ra vào ngày 30/10 tại Vienna.

Ông Putin có thể thành công trong khi những người khác thất bại? Điều đó có thể nhưng lại không dễ. Tổng thống Nga đã "chọc vào tổ ong" khi can dự vào Syria. Và tất cả mọi người, kể cả ông Putin đều bị đốt đi đốt lại.

Tổng thống Putin. Ảnh: Getty

"Canh bạc" của ông Putin có thể thua mà nguyên nhân không phải duy nhất là vì Nga mà còn liên quan tới thực tế thường bị bỏ qua nhưng lại rất quan trọng: Đó là hơn 20 triệu người Hồi giáo dòng Sunni của Nga. Những người này sẽ tự nhiên đồng cảm với người Hồi giáo Sunni đang bị dội bom trong các cuộc không kích của Nga ở Syria. Bất kỳ tính toán sai lầm nào của Nga tại Syria cũng có thể làm xói mòn quyền lực chính trị của ông Putin tại quê nhà.

Và mọi chuyện không dừng lại tại đó. Không chỉ ra lệnh ném bom ở Syria, ông Putin còn tạo ra một liên minh gồm các cường quốc người Shiite do Nga dẫn đầu - gồm Iran, Iraq và Syria - có khả năng chia sẻ thông tin tình báo và nổi lên như một phe chống lại người Sunni. Bằng cách này, dù là vô tình hay cố ý, ông Putin cũng đã mở ra một cuộc chiến trên thực tế chống lại người Ả Rập Sunni - những người này do Saudi Arabia dẫn đầu và liên kết với Mỹ.

Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ông đang không muốn một cuộc chiến ủy nhiệm với Nga - nhưng chính xác là điều này đang diễn ra. Khu vực hỗn loạn thường xuyên này - đang bị thiêu đốt bởi chiến tranh, hận thù và chia rẽ tôn giáo - giờ đây đang trở nên ổn định hơn nhờ vào sự hình thành của 2 liên minh đối lập: liên minh người Shiite của Nga và liên minh Sunni do Mỹ hậu thuẫn.

Với ông Putin, điều này đặt ra một thách thức sống còn, không lối thoát - một sự tiến thoái lưỡng nan bắt nguồn từ lịch sử và nhân khẩu học của Nga. Hầu hết người Hồi giáo Sunni của Nga sống tại Bắc Caucasus. Chechnya cách đây không lâu đã xảy ra 2 cuộc chiến đẫm máu mà người Hồi giáo chống lại người Xla-vo.

Nước láng giềng Dagestan là một thùng thuốc súng khác, là một phần đế chế Hồi giáo tự xưng của các chiến binh thánh chiến của Caucasus. Các giáo sĩ giảng đạo được coi là mục tiêu hấp dẫn của IS và khoảng 2.400 người Hồi giáo trên khắp nước Nga đã đáp lại lời kêu gọi, một sự phát triển khiến ông Putin lạnh sống lưng.

Gần đây, Tổng thống Nga đã nói với phóng viên Charlie Rose của đài CBS rằng lý do "quan trọng nhất" để Nga tham chiến tại Syria là "sự trở lại của họ là mối đe dọa với chúng tôi". Cơn ác mộng bấy lâu của ông đó là: một khi đã được đào tạo trong chiến thuật khủng bố hiện đại, những người Hồi giáo cực đoan trẻ sẽ trở lại Nga, cho nổ tung những máy bay, tàu hỏa, rạp hát và trường học giống như những gì họ làm trước đó. "Chúng tôi tốt hơn hết là giúp Assad chiến đấu với họ ngay trên lãnh thổ Syria", ông Outin giải thích.

[mecloud]k3POwYU5AQ[/mecloud]

Nỗi sợ về khủng bố Hồi giáo thấm nhuần trong lịch sử Nga. Vào thế kỷ 19, Leo Tolstoy và các nhà văn khác của Nga đã viết về những câu chuyện nổi tiếng của các sĩ quan Nga chiến đấu chống lại các chiến binh Hồi giáo ở Bắc Caucasus. Đây là chủ đề phổ biến trong nhiều cuốn sách - sĩ quan người Xla-vo chiến đấu với những kẻ phản bội Hồi giáo - một bên chiến đấu để bảo vệ nền văn minh Kito giáo, bên còn lại quyết tâm loại bỏ nó.

Thật thú vị là chủ đề này thậm chí còn được lặp lại trên truyền hình Nga ngày nay. Dmitry Kiselyov, một biên tập viên được ông Putin yêu thích đã giải thích về lý do tại sao người Nga đang chiến đấu tại Syria trong chương trình của mình: "Nga đang cứu châu Âu khỏi sự man rợ lần thứ tư. Đó là người Mông Cổ, Napoleon, Hitler và giờ là IS", Dmitry nói.

[mecloud]TVdZ7p9cWX[/mecloud]

Một tháng trước, ông Putin đã quan sát cuộc diễn tập quân sự của 100.000 binh sĩ tại Trung Á. Có đến 7.000 người Hồi giáo ở Bắc Caucasus và Trung Á có thể đang chiến đấu cùng IS. Ông cảnh báo rằng những kẻ này có thể mang chủ nghĩa khủng bố vào các vùng lân cận thông qua Afghanistan. Họ cũng có thể đến từ Syria và Iraq.

Giống như người tiền nhiệm của mình, ông Putin bị ám ảnh bởi chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Ông thấy nó đang nổi lên như một mối đe dọa đối với sự ổn định của Nga. Theo quan điểm của ông, nó phải bị tiêu diệt dù là ở Syria hay ở Nga.

Người hồi giáo dòng Sunni tại Nga đang lo sợ trước những gì họ thấy và nghe được. Thậm chí, nếu Nga không gia nhập cuộc chiến Syria, thì sự bùng nổ theo kiểu Chechen là một mối đe dọa hiện ra lờ mờ và giờ đây, khả năng người Hồi giáo cực đoan nổi dậy ngày càng tới gần. Tất cả chỉ còn vấn đề thời gian.

Đó là lý do tại sao "canh bạc" của ông Putin tại Syria rất nguy hiểm. Ông có thể bị người Hồi giáo dòng Sunni ở Nga xa lánh hơn và kích động bạo lực mà ông đang muốn né tránh.

Bảo Linh (theo foreignpolicy)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news