Tin mới

Độ cao để nhảy dù trong quân sự là bao nhiêu?

Thứ hai, 14/07/2014, 11:48 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trong quân đội, nhảy dù\nlà kỹ thuật quan trọng được sử dụng để vận chuyển con người hay\nhàng hóa. Mỹ đã thử nghiệm cho lính bộ binh nhảy dù từ những năm 1940. Từ đó, công\nnghệ nhảy dù đã phát triển thành nhiều kiểu nhảy khác nhau từ máy bay. Một số kiểu nhảy cơ bản ở các độ cao khác nhau:

(Tinmoi.vn) Nhảy dù là kỹ thuật quan trọng được sử dụng trong quân đội để vận chuyển con người hay hàng hóa. Mỹ đã thử nghiệm cho lính bộ binh nhảy dù từ những năm 1940. Từ đó, công nghệ nhảy dù đã phát triển thành nhiều kiểu nhảy khác nhau từ máy bay. Một số kiểu nhảy cơ bản ở các độ cao khác nhau:


Kỹ thuật nhảy HALO/HAHO

Lực lượng Hoạt động Đặc biệt của Mỹ sử dụng hai kĩ thuật HALO và nhảy HAHO. Theo Wikipedia, nhảy dù quân sự tầm cao (HALO/HAHO) là phương pháp dùng để thả từng tốp quân, tư trang từ một máy bay vận tải tại một độ cao lớn bằng cách mở dù rơi tự do.

Trong kỹ thuật nhảy HALO ((High Altitude-Low Opening - Nhảy dù ở độ cao thấp): Dù đươc mở ở độ cao thấp sau khi phi công rơi tự do được một khoảng thời gian.

Kỹ thuật HAHO (High Altitude-High Opening - Nhảy dù ở độ cao lớn): Người nhảy bung dù ở một độ cao lớn ngay sau khi nhảy khỏi máy bay.

Độ cao cho nhảy dù theo kiểu HALO/HAHO là từ 15. ft (4.600m) và 35.000 ft (11.000 m).

Kỹ thuật nhảy HALO được lực lượng Không quân Mỹ sử dụng từ năm 1960, thường được dùng trong các nhiệm vụ mà máy bay chở quân buộc phải bay ở độ cao lớn để đảm bảo an toàn, tránh bị phát hiện. HALO thường được dùng để vận chuyển các thiết bị, hàng tiếp tế, hay nhân sự trong khi HAHO thường được dùng chỉ để vận chuyển con người.

Độ chính xác vô cùng quan trọng trong kiểu nhảy này, và tình trạng thiếu ô xy cũng là một vấn đề đáng lo ngại  đòi hỏi việc trang bị các thiết bị an toàn và quy trình dưỡng khí vô cùng chặt chẽ.

Kỹ thuật nhảy Static-line

Một cú nhảy khác phổ biến sử dụng trong quân sự theo trang Mfwright giới thiệu là Static line. Static-line là kiểu nhảy từ độ cao thấp, bung dù thấp. Trong đó, dù được nối với một đường dây tĩnh điện (static line) gắn vào máy bay và sẽ bung ra tự động và căng đầy hơi sau 4 giây. Tùy thuộc vào trọng lượng của cơ thể và thiết bị, người nhảy sẽ rơi khoảng 20 ft/ giây cho đến khi tiếp đất.

Cú nhảy static-line được thực hiện ở đô cao rất thấp: trên dưới 1000 ft (tương đương 304,8 m) và thường sử dụng dù tròn. Đây là kỹ thuật trường dạy nhảy dù quân sự tại Mỹ Air Borne sử dụng để vận chuyển số lượng lớn quân sĩ tới một vùng nhanh nhất có thể.

Khi thực hiện cú nhảy Static line, dù sẽ tự động mở, và loại bỏ sự cần thiết có sự can thiệp của con người. Nhưng vì nhảy ở tầm thấp, kiểu nhảy này chứa đựng rủi ro hay đe dọa nhiều hơn.

Kiểu nhảy này thường được dùng để:

+ Đào tạo người chơi môn thể thao nhảy dù

+Nhảy kiểu B.a.s.e Jumping

+Lính nhảy dù từ độ cao rất thấp

+ Là quy trình tiêu chuẩn quân sự từ thời Liên Xô cho tất cả lính bộ binh nhảy từ trên không bất kể độ cao.

Sáng 7/7, trong quá trình huấn luyện nhảy dù, chiếc trực thăng Mi 171 của Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không Không quân) đã gặp nạn. Trên trực thăng có 21 cán bộ, học viên (trong đó có 3 người thuộc thành phần tổ bay và 18 cán bộ, học viên tham gia huấn luyện nhảy dù). Vụ tai nạn đã làm 18 chiến sĩ hy sinh và 3 chiến sĩ bị thương. Những người bị thương được đưa về cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 105 và sau đó được chuyển về Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Học viện Quân y) cứu chữa.

Bài viết tham khảo từ các nguồn capewellcorp, wikipedia, Mfwright...

Chi MK

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.