Tin mới

Đối thủ, đồng minh "nín thở" chờ ông Trump tung chính sách đối ngoại

Thứ ba, 15/11/2016, 19:22 (GMT+7)

Chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump đã khiến truyền thông trong và ngoài nước Mỹ run rẩy về đường lối đối ngoại mà ông có thể áp dụng.

Chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump đã khiến truyền thông trong và ngoài nước Mỹ run rẩy về đường lối đối ngoại mà ông có thể áp dụng.

Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ tung ra Chính sách đối ngoại như thế nào. Cả thế giới đều đang nín thở chờ đợi. Ảnh: National Interest

Những người theo chủ nghĩa quốc tế bị hoảng loạn và đang tuyên bố rằng kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đại diện cho chiến thắng vĩ đại của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Putin được cho là người bạn lớn, nếu không muốn nói là ông chủ giật dây "con rối" Donald Trump. Từ khi ông Trump bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị với Nga và có những ý kiến chỉ trích đồng minh NATO, Moscow là ngư ông đắc lợi trong chiến thắng của Trump.

Tương tự như vậy, một số người theo chủ nghĩa quốc tế dự đoán rằng tổng thống Trump cũng sẽ tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông Trump sẽ lạnh nhạt với Nhật Bản, Hàn Quốc và các đồng minh truyền thống khác của Mỹ tại Đông Á. Nếu như vậy, Bắc Kinh sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ điều này. Phân tích kỹ hơn cho thấy quan điểm bảo hộ thương mại của Trump có thể dẫn tới căng thẳng với Trung Quốc và thậm chí có thể làm suy yếu sức mạnh đang trỗi dậy của Bắc Kinh. Nhưng với Bắc Kinh, ông Trump lên làm tổng thống vẫn tốt hơn bà Clinton.

Ngược lại, những người hy vọng lời kêu gọi liên minh thực hiện bổn phận của ông Trump thành sự thật hiện đang quan ngại rằng biểu hiện đầu tiên sau bầu cử là đáng lo ngại. Ông Trump đã gọi cho tổng thống Hàn Quốc để đảm bảo với bà ấy rằng cam kết bảo vệ Seoul của Washington vẫn sẽ được duy trì. Cuộc gọi này thực sự đáng ngạc nhiên. Ngay cả một tổng thống Mỹ có ý định thay đổi đường lối chính sách sẽ làm vậy một cách từ từ vì sợ hành động nhanh sẽ khích chính quyền Triều Tiên có bước đi liều lĩnh. Nhưng cuộc gọi trên có thể cho thấy Trump đã quay lưng lại với quan điểm khi tranh cử của mình.

[mecloud]ApsfrgRRSA[/mecloud]

Thực tế là tất cả những dự đoán đều quá sớm. Chúng ta không biết chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ giống như đối với châu Âu, Đông Á hay bất kỳ khu vực nào khác. Sự thật là có một lý do rất đơn giản: chẳng có chính quyền Trump nào cả. Tất cả chúng ta đều biết một số tuyên bố mà ứng viên này tung ra khi tranh cử. Những tuyên bố này không phải là hướng dẫn đáng tin để chúng ta biết được chính sách mà ông ấy sẽ thực hiện khi nhậm chức.

Dấu hiệu quan trọng hơn nữa là việc lựa chọn nhân sự cho vai trò hoạch định chính sách chủ chốt. Một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của yếu tố này trở nên rõ ràng hơn thời tổng thống George W.Bush. Trong một bài phát biểu nổi bật tại Thư viện Tổng thống Reagan cuối năm 1999, ứng viên Bush nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng hơn, thậm chí là "khiêm tốn" trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhiều người theo chủ nghĩa hiện thực đã khuyến khích ý kiến này. Trong thực tế, chính sách đối ngoại của Bush có rất nhiều điều nhưng lại không thận trọng và khiêm tốn.

Thật dễ dàng để giải thích sự cách biệt giữa lý thuyết lúc tranh cử và thực tế chính sách sau đó khi nhìn vào các vụ tấn công khủng bố 11/9. Có những dấu hiệu cảnh báo kéo dài trước khi thảm kịch xảy ra và chúng tập trung vào những nhân viên được hoạch định chính sách chủ chốt. Những người như Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz và Phó chánh văn phòng của ông, Douglas Feith, đều giữ chức vụ khá lâu trước vụ tấn công 11/9. Những người khác như Scooter Libby, đã tràn vào quấy phá văn phòng phó tổng thống. Thật vậy, một vị tổng thống mới tiếp cận với chính sách ngoại giao sẽ bị vây quanh bởi kẻ diều hâu hiếu chiến tân bảo thủ. Những người này xác định phát động một cuộc thập tự chinh của Mỹ tại Trung Đông.

Nếu vụ 11/9 không xảy ra, quá trình này phải mất nhiều thời gian và mục tiêu có thể là Iran chứ không phải Iraq. Nhưng điều này đỏi hỏi một nhà lãnh đạo phải có kiến thức,cứng rắn để chống lại những lời xu nịnh của các cố vấn hiếu chiến quanh mình. George W.Bush không phải một người cứng rắn hay mạnh mẽ khi nói đến chính sách đối ngoại.

Đó là lý do tại sao việc theo sát những lựa chọn cho nhóm chính sách đối ngoại của tổng thống mới đắc cử Trump lại quan trọng. Nếu ông ấy chọn chủ yếu những người từ thời chính quyền Bush, rõ ràng, chúng ta có thể chắc chắn là có rất ít thay đổi có lợi trong chiến lược an ninh của Washington. Đến thời Trump, chính sách đối ngoại có thể còn theo chủ nghĩa can thiệp nhiều hơn so với chính quyền Clinton, Bush hay Obama. Sự khác biệt chính là nó sẽ được tiến hành đơn phương hơn đa phương, đặc biệt là nếu một người như John Bolton lên nắm vai trò chủ chốt.

[mecloud]N3V1BsB53x[/mecloud]

Mặt khác, nếu Trump chọn những cố vấn chưa từng hoặc ít phục vụ cho chính quyền trước, thì đây là một bước tiến đáng khích lệ. Chờ đợi việc bổ nhiệm từ các cơ quan như Defense Priorities, Viện Độc lập và các cơ quan khác. Ngoài ra, theo dõi việc bổ nhiệm những cá nhân không chính thống hoặc những học giả "lừa đảo" từ những nơi như ĐH Notre Dame, ĐH George Mason, trường Công vụ Lyndon B.Johnson tại ĐH Texas và trường Bush tại ĐH Taxas A&M. Những lần bổ nhiệm này sẽ chỉ ra Trump đang chọn thay máu và thực sự có ý định thay đổi có ý nghĩa khi chỉ đạo chính sách đối ngoại của Mỹ.

Hiện giờ thì mọi người chỉ có thể chờ đợi, xem và hy vọng.

[mecloud]cXUyY4AG9y[/mecloud]

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Donald Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sao Việt hải ngoại nín thở cầu nguyện cho nhà cầm quyền tương lai

Trong khi cả thế giới đang dõi theo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra, nhiều nghệ sĩ Việt đang sinh sống và làm việc tại xứ cờ hoa cũng hào hứng chờ đợi kết quả xem ai sẽ là nhà cầm quyền tương lai.