Tin mới

Hy hữu: Lươn sông Thames bị tăng động vì nước chứa đầy cocaine

Thứ bảy, 26/01/2019, 19:42 (GMT+7)

Những con lươn sống tại nhiều dòng sông trên thế giới đang trở nên tăng động do dòng nước chứa đầy chất côcain.

Những con lươn sống tại nhiều dòng sông trên thế giới đang trở nên tăng động do dòng nước chứa đầy chất côcain.

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những con lươn trên các dòng sông bị ô nhiễm côcain trên thế giới có thể gặp khó khăn khi thực hiện chuyến hành trình dài gần 6000km để giao phối và sinh sản.

Trong khi các quốc gia trên thế giới từ lâu đã vật lộn với nhiều cách thức khác nhau để đối phó với việc sử dụng ma túy bất hợp pháp, thì cho tới nay vẫn chưa có một cái nhìn rõ ràng về những tác động tại hạ nguồn mà các loại thuốc phiện này có thể gây ra cho các loài sinh vật sau khi chúng xâm nhiễm môi trường nước thông qua nước xả thải.

Những con lươn ở sông Thames thay đổi hành vi vì dòng nước chứa đầy cocaine. Ảnh minh họa: Getty

Để kiểm định tác động này, các nhà khoa học đã cho côcain vào môi trường sống của một số con lươn châu Âu trong phòng thí nghiệm suốt 50 ngày liên tiếp, một nỗ lực nhằm theo dõi các tác động cụ thể.

Các loài lươn châu Âu có mô hình sống khá phức tạp, chúng dành khoảng 15 – 20 năm cuộc đời trong nước ngọt hoặc nước lợ ở các tuyến đường thủy châu Âu, trước khi vượt Đại Tây Dương để sinh sản ở biển Sargasso ngay phía đông vùng biển Caribbean và vùng bờ biển phía đông Hoa Kỳ. Tuy rằng lươn nổi tiếng là một món ăn khoái khẩu, nhưng quần thể lươn hoang dã đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào các loài sinh vật cực kỳ nguy cấp do các con đập và các thay đổi hệ thống đường thủy khác đã ngăn chặn việc di cư của chúng, việc đánh bắt quá mức, cũng như các loại ô nhiễm nguồn nước.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment (Khoa học Toàn Môi trường) , những con lươn vẫn bị ảnh hưởng của côcain dù ở nồng độ rất thấp, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng.

Anna Capaldo – nhà sinh học tại Đại học Naples Federico II (Ý) – tác giả chính của nghiên cứu này cho hay:

“Dữ liệu cho thấy sự hiện diện rất lớn của ma túy bất hợp pháp và các chất chuyển hóa của chúng ở vùng nước bề mặt trên toàn cầu”.

Bà nói thêm rằng nguồn nước ở gần các thành phố đông dân thậm chí còn tồi tệ hơn, một số nghiên cứu còn cho thấy nồng độ ma túy đặc biệt cao ở sông Thames, gần Tòa nhà Quốc hội Luân Đôn, và ở sông Amo của Ý gần tháp nghiêng Pisa nổi tiếng.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news