Tin mới

Mỹ có thể khiến phán quyết Biển Đông được thực thi mặc TQ "giả điếc"

Thứ tư, 20/07/2016, 16:35 (GMT+7)

Chuyên gia phân tích chính trị Anders Corr của Mỹ cho rằng Mỹ có thể khiến cho phán quyết Biển Đông được thực thi bất chấp sự “giả điếc” của Trung Quốc hiện nay.

Chuyên gia phân tích chính trị Anders Corr của Mỹ cho rằng Mỹ có thể khiến cho phán quyết Biển Đông được thực thi bất chấp sự “giả điếc” của Trung Quốc hiện nay.

Nhận định này được ông Anders Corr đưa ra trong bài viết đăng tải trên tạp chí National Interest của Mỹ:

Tòa trọng tài Thường trực PCA tại The Hague đã đưa ra lời khiển trách nặng nề đối với Trung Quốc trong phán quyết về vụ kiện Biển Đông do Philippines đề xuất hồi tuần trước. Các tổng thống Philippines, Benigno Aquino III và Rodrigo Duterte đều mạo hiểm quan hệ của mình với Trung Quốc bằng cách khởi xướng và không đồng thuận với yêu cầu rút đơn kiện của Trung Quốc. Philippines cần được hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Mỹ và các đồng minh trong thời điểm này, kể cả thông qua hải quân Mỹ để thúc ép thực thi phán quyết và sự thông qua Công ước Quốc tế về Luật biển của Mỹ.

Sự quyết liệt, nhất trí của phán quyết đã khiến hầu hết các nhà phân tích kinh ngạc, cảm thấy đây như một sự xỉ nhục đối với các quan chức Trung Quốc. Trung Quốc đã phản ứng lại một cách nhanh chóng với cường độ ngang ngửa. "Tòa trọng tài đã đưa ra cái gọi là phán quyết cuối cùng về tranh chấp Biển Đông bất hợp pháp và không hợp lệ vào ngày 12/7. Về vấn đề này, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố chống lại luật pháp quốc tế mà chính quyền của ông Aquino III đơn phương đề nghị phân xử. Tòa trọng tài không có thẩm quyền về vấn đề này".

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ đề xuất hay hành động nào dựa trên phán quyết hôm 12/7 do tòa trọng tài về Biển Đông đưa ra". Tờ báo đã đưa ra lời dọa dẫm khá thẳng thắn về việc đầu tư và thương mại của Trung Quốc tại Philippines, dựa trên "sự bất ổn và bất an" do vụ xử này gây ra.

Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ. Ảnh: US Navy

Tổng biên tập trang China.org.cn, Wang Xiaohui, đã gọi tòa trọng tài là một "trò hề" và là một âm mưu do Mỹ cầm đầu. Ông nhấn mạnh việc Mỹ triển khai 2 tàu sân bay tới Biển Đông, đưa những tin tức tiêu cực về Trung Quốc trên truyền thông và từ miệng quan chức Mỹ, Mỹ "đang thông đồng" với Nhật Bản, Mỹ "phá hoại" mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc, một "động cơ thầm kín" đằng sau việc triển khai tên lửa THAAD tại Hàn Quốc và Mỹ đang "thao túng" tòa trọng tài để kiềm chế trung Quốc, duy trì "sự bá chủ toàn cầu" của Mỹ. Có một sự hận thù ngầm thực sự trong những tuyên bố này. Chúng được báo trước là điềm xấu cho hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Chủ bút của tờ báo thậm chí còn tuyên bố rằng thời điểm tòa The Hague ra phán quyết là sự tính toán của Mỹ. "Thời điểm tuyên bố đã phản ánh hoàn toàn những tính toán của Mỹ khi mà ngày 30/6 là ngày mà tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên thệ nhậm chức. Chọn ngày này để tuyên bố phán quyết cho thấy chẳng có gì hơn một chính phủ Philippines đang được thay thế, một động thái mà Mỹ hy vọng sẽ giảm thiểu khả năng cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc - Philippines", ông Wang nói.

Quan hệ Trung Quốc - Philippines trở nên xấu hơn là những gì thực sự đã xảy ra nhưng nó có thể xảy ra theo cách khác. Nếu phán quyết của tòa được đưa ra sau khi tân tổng thống nhậm chức khoảng 1, 2 tuần thì chính quyền mới có thể thực hiện một thỏa thuận với Trung Quốc. Khi phán quyết được đưa ra, Trung Quốc đã cố để có được một thỏa thuận với Tổng thống Duterte. Ông Duterte đã nói không từ bỏ các tuyên bố chủ quyền và nói rõ điều này sau một cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại Philippines. Điều này quả là một sự nhục nhã với Trung Quốc.

Bị chọc giận và làm nhục, Trung Quốc đang sử dụng phán quyết này để thử và kích động người dân. Những cuộc biểu tình đã nổ ra. Qua đó, sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc với đất nước càng được củng cố. Lo lắng chính của Trung Quốc là sự ổn định nội bộ và duy trì việc kiểm soát của đảng. Cho đến nay, phản ứng chính thức của Trung Quốc dường như vẫn là giả điếc từ góc độ quốc tế. Nhưng họ vẫn giành được sự ủng hộ từ trong nước.

Vì thế, cho đến nay, Trung Quốc là kẻ chiến thắng ở trong nước. Tuy nhiên, những gì xảy ra tiếp theo sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc liệu Trung Quốc còn là kẻ chiến thắng ở trong nước cũng như trước luật pháp quốc tế, các đồng minh của Mỹ tại châu Á và nước ngoài hay không và tương lai hệ thống chính trị của Trung Quốc. Nếu Mỹ và các đồng minh của họ thực thi phán quyết của tòa quốc té, ví dụ như bảo vệ các ngư dân của Philippines tại bãi Scarborough, luật pháp quốc tế và độ tin cậy của các cam kết liên minh Mỹ sẽ được tăng cường, độ tin cậy của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ suy yếu.

Mặt khác, nếu Trung Quốc được phép phớt lờ phát quyết, luật pháp quốc tế và sự tín nhiệm đối với Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Các nhà ngoại giao khu vực và công dân Trung Quốc sẽ thấy đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh mẽ và có chiến lược, khiến cho đảng này có nhiều người ủng hộ ở cả trong nước lẫn quốc tế.

Sự bẽ mặt của Trung Quốc và việc thiếu một cơ chế thực thi Công ước Liên hợp quốc có thể khiến Trung Quốc cố gắng trừng phạt Philippines vì phán quyết của trọng tài. Trung Quốc sẽ trừng phạt Philippines để cố chứng minh sức mạnh của mình với người dân trong nước và quốc tế. Việc trừng phạt có thể có nhiều cấp độ:

1. Xây dựng một căn cứ quân sự tại bãi cạn Scarborough. Một quan chức Trung Quốc nói đây là ý định cho năm 2016.

2. Kéo tàu Sierra Madre của Hải quân Philippines ra khỏi Bãi Cỏ Mây. Trung Quốc đã dọa làm thế này ngay sau khi các nhà hoạt động lởn vởn quanh đây hồi cuối tháng 6.

3. Giảm thương mại và đầu tư tại Philippines giống như những gì mà Nhân dân Nhật báo đã đe dọa.

Tổng thống Duterte đã kêu gọi Mỹ can thiệp và khẳng định sự ủng hộ của mình với Philipines bằng quân sự, chống lại vô số lời mời về kinh tế từ Trung Quốc. Tòa quốc tế đã ra phán quyết và thế giới đang chờ đợi phản ứng từ Mỹ. Liệu phán quyết có được thực thi? Hay liệu Trung Quốc trốn tránh nó và do đó sẽ trở nên cứng cỏi hơn trước búa rìu dư luận? Có một số biện pháp mà Mỹ nên thực hiện:

1. Tổng thống Obama nên có quan điểm mạnh mẽ để hỗ trợ cho Philippines, không chỉ về các tuyên bố hàng hải mà còn cả các yêu sách lãnh thổ. Mỹ nên điều hải quân cùng với Hải quân Philippines tới bảo vệ bãi cạn Scarborough, và một số rạn san hô, đá, đảo mà Philippines có yêu sách ngay lập tức. Tổng thống Obama nên đưa hải quân tới tất cả các bãi ngầm, rạn san hô, đảo san hô mà Trung Quốc đang kiểm soát, nằm trong Vugnf đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Tòa cho rằng việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là bất hợp pháp, nên giờ đây cần đặt áp lực thực thi phán quyết lên các thực thể Trung Quốc chiếm đóng nằm trong EEZ của Philippines để Trung Quốc tự rút khỏi khu vực.

2. Thượng viện Cộng hòa Mỹ nên phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Hiệp ước này mang lại lợi ích cho Mỹ, nước có 11,4 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc chỉ có 877.000 km2 EEZ. Từ góc độ của UNCLOS, Mỹ có lợi thế hơn Trung Quốc. Nó mang lại cho Mỹ vị trí có thể phòng thủ nhiều hơn khi nhận được sự hỗ trợ từ Philippines va các nước khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

3. Bộ Tài chính và các Sở thương mại của Mỹ nên tích cực hành động để đảm bảo Philippines không bị tổn thương về mặt kinh tế do Trung Quốc rút đầu tư và thương mại. Dù cho hỗ trợ ở mảng nào, từ phát triển đường sắt, du lịch, xuất khẩu nông nghiệp (những lĩnh vực mà Trung Quốc dọa trừng phạt Philippines), cũng đều cần Mỹ hỗ trợ.

Chúng ta không nên mong đợi một bên có yêu sách nào đó yếu cả về kinh tế lẫn quân sự đứng lên chống lại Trung Quốc một mình. Mỹ nên sát cánh cùng Philippines trong giờ phút này, dốc sức đứng sau để họ đưa ra những quyết định đúng đắn chống lại Trung Quốc. Chuyên gia phân tích các Chính sách quốc tế Anders Corr cho rằng sẽ có rủi ro khi Mỹ chống lưng cho Philippines. Nhưng rủi ro gì cũng sẽ không bằng việc mất đi lãnh thổ, quyền lực và sự tự tin vào tay Trung Quốc. Mỹ cần hành động ngay lúc này, bằng không, trong tương lai, sự phòng thủ của các đồng minh Mỹ tại châu Á sẽ yếu hơn và khó hơn.

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: tòa trọng tài