Tin mới

Mỹ phải tự "cứu" Biển Đông, đừng hy vọng gì vào châu Âu

Thứ ba, 26/07/2016, 15:05 (GMT+7)

Tờ National Interest của Mỹ vừa đăng bài viết của nhà báo, nhà phân tích chính trị Emanuele Scimia trong đó đề cập đến việc Mỹ phải tự cứu Biển Đông một mình, đừng hy vọng gì vào châu Âu.

Tờ National Interest của Mỹ vừa đăng bài viết của nhà báo, nhà phân tích chính trị Emanuele Scimia trong đó đề cập đến việc Mỹ phải tự cứu Biển Đông một mình, đừng hy vọng gì vào châu Âu.

Mỹ và Liên minh châu Âu đã có phản ứng khá khác nhau với phán quyết trọng tài về Biển Đông. EU giữ khoảng cách với đồng minh xuyên đại tây dương về vấn đề này. Washington thẳng thắn kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực PCA tại The Hague đưa ra hôm 12/7. Trong khi Brussels ủng hộ phán quyết này một cách hời hợt, kêu gọi các bên liên quan hành động kiềm chế và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Ảnh: US Navy

Bắc Kinh đã từ chối phán quyết của tòa trọng tài - cái đã bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc đối với các khu vực rộng lớn ở Biển Đông. Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại khu vực này chồng lấn với Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác, chính vì thế, năm 2013, Manila đã đưa vụ kiện ra tòa trọng tài ở The Hague.

Một số người trong cộng đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ chủ trương có những động thái xuyên đại tây dương để thúc đẩy Trung Quốc thực hiện theo phán quyết của tòa trọng tài và khẳng định tự do hàng hải cũng như hàng không tại khu vực này. Tuy nhiên, dưới sức ép của cuộc khủng hoảng Ukraine và Trung Đông cộng với sự thiếu vốn nghiêm trọng, NATO dường như không có quan điểm thách thức Trung Quốc tại Đông Á. Đối với khu vực Tây Thái Bình Dương, trong thông cáo cuối cùng được đưa ra tại thượng đỉnh Warsaw hôm 8-9/7, các lãnh đạo NATO chỉ bày tỏ mối quan ngại về mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên chứ không đả động gì tới vấn đề Biển Đông.

Ủy ban châu Âu EC và Cơ quan Đối ngoại châu Âu EES hôm 22/6 đã cùng ra một tài liệu chung cho chiến lược châu Âu tại Trung Quốc. Thực tế, tài liệu này đã đặt ra rằng việc hợp tác giữa Brussels và Washington tại Biển Đông là "tăng cường". Nhưng EU lại bị chia rẽ về cách xử lý vấn đề và điều này ngấm ngầm nổi lên do lời nói người phụ trách chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini và chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tại thượng đỉnh EU - Trung Quốc và thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) thời gian gần đây.

Đối mặt với sự chia rẽ dai dẳng bên trong EU, nếu Washington muốn một cơ hội để có được sự giúp đỡ từ châu Âu về vấn đề Biển Đông, họ sẽ phải hướng sang từng nước thành viên EU một chứ không phải toàn bộ khối này. Về bản chất, điều này giống với chiến lược mà Mỹ đang hướng tới ASEAN. Các nước thành viên của khối cũng không có được lập trường chung về phán quyết Biển Đông.

Pháp, một quốc gia thuộc EU với kế hoạch quân sự châu Á - Thái Bình Dương, đã bày tỏ sự quan tâm đối với việc EU dẫn đầu các cuộc tuần tra Biển Đông để duy trì tự do hàng hải tại khu vực. Sau phán quyết này, đại sứ Pháp tại Philippines, Thierry Mathou nói rằng Paris có thể đóng vai trò cầu nối để giảm bớt căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila. Tuy nhiên, lời đề nghị làm trung gian của ông Mathou gần như không thể thực hiện song song với các hoạt động tuần tra tại vùng biển tranh chấp - điều mà chắc chắn điều này sẽ chọc giận Trung Quốc.

Anh, Đức (2 nước đã vận động cho thẩm quyền rõ ràng của phán quyết Biển Đông trong tuyên bố cuối cùng của ASEM, trái ngược với các nước châu Âu và châu Á khác tham gia hội nghị) cũng chưa chắc công khai tham gia vào cuộc chiến. Dưới hậu quả của Brexit (Anh rời EU), sức mạnh thương lượng của Anh đối với Bắc Kinh dường như đã suy yếu khi mà nội các mới ở London rất muốn đàm phán để đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với đối tác Trung Quốc.

Đối với Đức, họ sẽ tránh dính dáng tới Biển Đông. Nền kinh tế của họ liên kết quá chặt chẽ với Trung Quốc và thật đáng ngờ khi Berlin muốn hành động ở tận Đông Á khi mà họ luôn miễn cưỡng tham gia các nhiệm vụ quân sự chung ở các khu vực láng giềng châu Âu như Trung Đông hay Bắc Phi.

Như vậy, cân nhắc sự phát triển của mối quan hệ kinh tế Trung - Âu và thái độ của châu Âu hầu như là người hỗ trợ trong các cuộc đàm phán có thể giữa Bắc Kinh và các bên tranh chấp khác tại Biển Đông khác, chắc hẳn mối quan hệ hợp tác Euro-Atlantic đáng tin và có hoạt động tại vùng biển tranh chấp ở Đông Á sẽ không xảy ra, ít nhất là về lĩnh vực quân sự.

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news