Tin mới

Mỹ sẽ mắc nhiều sai lầm chiến lược hơn Trung Quốc

Thứ ba, 15/07/2014, 15:06 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Là một cường quốc lớn mạnh hơn Trung Quốc, trớ trêu thay, những thế mạnh trong hệ thống quốc nội của Mỹ lại là những lý do chính xác trả lời cho câu hỏi tại sao chính sách đối ngoại lại thường tạo ra sai lầm.

(Tinmoi.vn) Là một cường quốc lớn mạnh hơn Trung Quốc, trớ trêu thay, những thế mạnh trong hệ thống quốc nội của Mỹ lại là những lý do chính xác trả lời cho câu hỏi tại sao Chính sách đối ngoại lại thường tạo ra sai lầm.

 Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày một tăng lên, một câu hỏi thú vị là nước nào sẽ mắc nhiều sai lầm chiến lược hơn hay nước nào sẽ có những sai lầm chiến lược nghiêm trọng. Câu trả lời cho câu hỏi này phần nào xác định được ai sẽ là người giành chiến thắng trong cạnh tranh và do đó, có thể hình thành trật tự thế giới theo những gì mình muốn. Tuy nhiên, câu trả lời thật đáng ngạc nhiên, Mỹ là nước dễ mắc phải những lỗi chiến lược chí tử hơn. Ngạc nhiên bởi vì Mỹ không chỉ là một siêu cường mà còn mạnh hơn Trung Quốc. Là nước mạnh hơn nghĩa là Mỹ có nhiều khả năng tránh được những lỗi chiến lược hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang phạm những sai lầm chiến lược nhiều hơn Trung Quốc. Tại sao vậy?

Đầu tiên, hãy xem hồ sơ chính sách đối ngoại của cả 2 nước trong 20 năm qua hoặc từ sau Chiến tranh Lạnh. Hồ sơ chính sách ngoại giao của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh không đẹp. Như Stephen Walt đã chỉ ra, quyết định sai lầm thường do các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc gây ra. Chiến tranh Iraq là sai lầm lớn nhất của Mỹ, cũng như chiến tranh Afghannistan. Hai cuộc chiến tranh khiến Mỹ phải đổ ra 4-6 nghìn tỷ USD, theo một nghiên cứu của ĐH Harvard. Quan trọng hơn thế, bên cạnh số tiền lớn, hàng chục ngàn người đã thiệt mạng trong 2 cuộc chiến, Iraq và Afghanistan giờ vẫn là một mớ hỗn độn với sự xuất hiện của ISIS (Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria) là minh chứng rõ ràng nhất.

Thật không may, Mỹ vẫn không học được bài học nào về việc thiết lập chính sách đối ngoại khi họ lại can thiệp làm mếch lòng cả Trung Quốc và Nga trong thời gian gần đây. Sẽ là sai lầm chiến lược lớn nhất nếu cả Trung Quốc và Nga liên minh chống lại Mỹ.

Mỹ sẽ mắc nhiều sai lầm chiến lược hơn Trung Quốc

Chính sách đối ngoại của Mỹ gặp 2 vấn đề chính về cơ cấu: phân tán (do một vài nhân vật chủ chốt hoặc nhóm lợi ích đưa ra quyết định) và hệ tư tưởng tự do bành trướng.

Các nhà phân tích cho rằng một nhóm những người được gọi là “tân bảo thủ” đã “vẽ” ra cuộc chiến tranh Iraq tốn kém, lãng phí. Không may cho nước Mỹ, nó không thể hạn chế ảnh hưởng của cá nhân hay bất kỳ nhóm lợi ích nào khác. Một ví dụ khác đó là ảnh hưởng lớn của nhóm “lobby” Israel lên chính sách đối ngoại của Mỹ như các nhà phân tích từng chứng minh. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ từng gây thiệt hại lợi ích cho quốc gia của mình khi chống lại UNCLOS mặc dù sự thật là có rất nhiều quan chức quân đội Mỹ và chính trị gia ủng hộ điều này.

Một vấn đề cơ cấu khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ là nỗi ám ảnh về việc thúc đẩy dân chủ ở các nước khác. Trong khi thúc đẩy dân chủ có thể đạt mục tiêu tốt, cách mà Mỹ đang làm là dùng vũ lực để áp đặt lên nền dân chủ tại các nước khác thật khó hiểu. Các học giả chỉ ra rằng việc can thiệp quân đội không thể tạo ra thể chế dân chủ bền vững. Có lẽ Mỹ quá tham vọng và đang cố gắng làm xong sớm nhất có thể. Khiến cho bây giờ họ phải làm chậm lại và kiềm chế dân chủ, một trong những chiến lược gia nổi tiếng bình luận. Thật không may lần nữa, tư tưởng tự do thống trị chính sách đối nội của Mỹ, sự kiềm chế không bao giờ được phổ biến trừ khi Mỹ phải chịu một thất bại thảm hại.

Ngược lại, hệ thống chính sách đối ngoại của Trung Quốc rất chặt chẽ, có tầm nhìn dài hạn và bộ phận lãnh đạo mạnh mẽ. Việc tăng trưởng liên tục trong 3 thập kỷ trở lại đây của Trung Quốc là bằng chứng tốt nhất cho thấy tổng thể chính sách đối ngoại của Trung Quốc có hiệu quả. Khác với Mỹ, không một nhóm lợi ích nào có thể điều khiển chính sách đối ngoại của Trung Quốc mặc dù trong những năm gần đây, một vài doanh nghiệp nhà nước lớn ngày càng có vai trò quan trọng trong các chính sách đối ngoại của nước này. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ và họ có thể loại bỏ các quan chức đứng đầu doanh nghiệp bất cứ khi nào các nhà lãnh đạo đất nước thấy cần thiết. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc thường có nhiệm kỳ 10 năm. Do đó, họ có thể thực hiện các kế hoạch dài hạn. Quan trọng nhất, lãnh đạo Trung Quốc dường như hiểu được giá trị của sự kiên nhẫn, họ có xu hướng áp dụng các cải cách dần dần thay vì dùng những cải cách lớn trên toàn quốc để thúc đẩy lợi ích quốc gia.

Không có lỗi: Hệ thống của Mỹ là một trong những hệ thống mạnh mẽ, về tổng thể, nó nhanh hơn so với nhiều hệ thống khác. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Mỹ lại không hiệu quả như hệ thống quốc nội. Lập luận này không so sánh xem chế độ một đảng tốt hơn so với chế độ đa đảng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Bài viết này chỉ nhằm so sánh giữa Trung Quốc và Mỹ trong vòng 10-20 năm tới. Trung Quốc có thể không đưa ra những chính sách đối ngoại sai lầm hoặc không có một chính sách đối ngoại nhất quán, nhưng điều này không phụ thuộc vào những lý do đã nêu ở trên.

Không thể có được một hệ thống chính trị hoàn hảo và bất kỳ hệ thống nào cũng cần cải cách liên tục. Hiện nay, hệ thống của Trung Quốc đang có cuộc cải cách lớn trong khi hệ thống của Mỹ bị mắc kẹt trong bế tắc chính trị. Trừ khi hệ thống của Mỹ nhanh chóng tự cải cách nếu không họ sẽ gặp phải những sai lầm chiến lược trong chính sách đối ngoại.

Bảo Linh (Theo tin tức từ Thediplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.