Tin mới

Ngôn luận Trung Quốc "gân cổ" trước giờ phán quyết

Thứ ba, 12/07/2016, 15:45 (GMT+7)

Bắc Kinh đã tung ra loạt đạn cuối cùng của chiến dịch thách thức , tuyên truyền đầy ngang ngược trước giờ PCA đưa ra phán quyết nhằm đối phó với "một cú đánh lớn vào tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông".

Bắc Kinh đã tung ra loạt đạn cuối cùng của chiến dịch thách thức , tuyên truyền đầy ngang ngược trước giờ PCA đưa ra phán quyết nhằm đối phó với "một cú đánh lớn vào tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông".

Hơn ba năm sau khi Philippines yêu cầu tòa án thường trực trọng tài (PCA) ở The Hague để kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc muốn chiếm trọn biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên. Tòa PCA sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng của mình vài khoảng 17h00 hôm nay theo giờ Hà Nội.

Trung Quốc đẩy mạnh bồi đắp trái phép cùng tuyên truyền. Ảnh: Guardian

Trung Quốc đã từ chối công nhận thẩm quyền của tòa án và năm vị thẩm phán, vào sáng nay các báo chí do đảng đảng Cộng Sản của nước này kiểm soát đã đả kích vào những gì họ tuyên bố là "một âm mưu Hoa Kỳ tài trợ để kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc".

"Trung Quốc trong quá khứ là yếu ... nhưng bây giờ Trung Quốc đã sở hữu được những phương tiện hữu hiệu, và sẵn sàng dử dụng chúng",  tờ Global Times lên tiếng hăm dọa.

Global Times là một tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc , cảnh báo "những kẻ khiêu khích sẽ phải cam chịu thất bại" trước khi phán quyết chính thức cuối cùng của vụ kiện "Đường lưỡi bò" được PCA công bố.

Còn theo tờ China Daily , cơ quan ngôn luận tiếng Anh của Bắc Kinh , đã bác bỏ các phán quyết của tòa án như là một " trò hề dưới sự chỉ đạo của Washington".

"Phán quyết sẽ không thay đổi thực tế rằng Trung Quốc nắm giữ những bằng chứng lịch sử về chủ quyền trên các đảo và rạn san hô ở vùng biển Đông, và phán quyết sẽ không làm lay chuyển quyết tâm của mình" tờ China Daily nói. Tuy nhiên hiện tại, những "bằng chứng lịch sử" mà Trung Quốc nói là đang nắm giữ dường như chỉ tồn tại trong các tuyên bố đơn phương và phi lý của họ về chủ quyền, họ chưa một lần đưa ra quốc tế được bằng chứng nào thuyết phục.

Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, lại đang bao bọc một chiến dịch tuyên truyền chớp nhoáng không ngừng bằng cách dẫn chứng rằng một số nhà ngoại giao Peru và Pakistan cùng một nghị sĩ từ đảng Lao động của nước Anh đã tuyên bố là ủng hộ lập trường của Bắc Kinh. Đây là tất cả những gì mà Trung Quốc có thể đưa ra sau khi tuyên bố rằng "hơn một nửa Thế Giới ủng hộ họ".

"Phương tiện truyền thông phương Tây đã thổi phồng lên những vấn đề biển Đông trong một thời gian dài, với đầy đủ các báo cáo về thiệt hại đã bị biến dạng. Họ đã cố tình tạo ra những tin đồn bẩn nhắm vào Trung Quốc và cố tình bỏ qua tiếng nói của công lý, "Tân Hoa Xã khẳng định.

Trung Quốc "nhân danh công lý" nhưng lại có biểu hiện "run rẩy" khi thấy thế giới muốn đưa công lý ra ánh sáng.  Họ liên tục nói rằng mình là bên bị hại với những cáo buộc vu khống nhưng chưa một lần nào họ đưa ra được bằng chứng thuyết phục để phản biện lại. Tất cả những gì Trung Quốc dùng để phản biện lại là các tuyên bố chung chung.

Tòa án thường trực trọng tài quốc tế cũng sẽ quyết định về việc một loạt bãi đá ngầm và rạn san hô mà Trung Quốc đang kiểm soát ở Biển Đông có nên được xem là một hòn đảo hay không.

Trung Quốc đang đẩy nhanh việc cải tạo, bồi đắp trái phép các khu vực này để biến chúng thành các đảo, từ đó sẽ cho phép Bắc Kinh tuyên bố các vùng biển xung quanh là vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Philippines cũng đã yêu cầu tòa án xem xét liệu rằng luật pháp quốc tế có ủng hộ cái gọi là " đường chín đoạn" của Trung Quốc, thông qua tuyên bố phi lý "đường chín đoạn" đó Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với khoảng 90 % Biển Đông.

Bonnie Glaser , Giám đốc của dự án nghiên cứu sức mạnh của Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS ), nói rằng một quyết định phủ quyết tuyên bố về " đường chín đoạn" sẽ " thực sự hạn chế được sự ngang ngược của Trung Quốc trong bất kỳ tuyên bố chủ quyền pháp lý nào của họ trong tương lai ".

"Tôi cảm giác rằng nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là có một phát hiện và tuyên bố rõ ràng rằng " đường chín đoạn " là trái với luật pháp quốc tế , " bà nói. " Đó là một cái gì đó mà họ không thể không tuân thủ, họ không thể không chấp nhận luật pháp quốc tế . Nếu họ không tôn trọng luật pháp quốc tế, sẽ là rất khó khăn cho họ để có thể đưa nước này đi lên phía trước."

Quý Vũ (Guardian)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news