Tin mới

Hoảng hốt vì trăn liên tục xuất hiện trong bể nước

Thứ hai, 21/09/2015, 09:52 (GMT+7)

Thời gian gần đây, người dân thành phố Townsville, Australia rất hoang mang vì liên tiếp xảy ra tình huống trăn khủng xuất hiện trong nhà.

Thời gian gần đây, người dân thành phố Townsville, Australia rất hoang mang vì liên tiếp xảy ra tình huống trăn khủng xuất hiện trong nhà.

Tin tức trên The Australian cho hay, chuyên gia bắt rắn Elliot Budd nhận được 2 cuộc gọi trong vòng 2 tuần qua để loại bỏ 2 con trăn lớn nằm trong bồn cầu nhà dân.

Trả lời phỏng vấn đài CNN qua điện thoại, ông Budd cho biết ông rất ngạc nhiên khi con trăn đầu tiên xuất hiện trong bồn cầu.

Con trăn dài hơn 3 m nằm cuộn tròn trong bồn cầu nhà dân. Ảnh: CNN

Do con trăn dài hơn 3 m nằm khoanh tròn trong bồn cầu nên ông Budd phải rất vất vả mới lôi được nó ra ngoài.

“Sau khoảng 15 phút giữ lấy con trăn, cuối cùng nó cũng đã tự mình chui ra”, ông Budd chia sẻ.

Đến ngày 12/9, ông lại nhận được cuộc gọi thứ hai của một người phụ nữ, thông báo vụ việc tương tự. 

Ông Budd kể lại rằng con trăn rất khôn, mỗi khi có cái gì chạm vào người, nó sẽ chui xuống đường ống thoát rất nhanh.

“Nó rất lớn, khỏe nên khi nó chui vào trong đường ống nước, tôi không đủ sức để kéo nó ra.”– Ông Budd kể lại.

Cuối cùng, ông Budd phải gọi người tháo tung bồn cầu ra để ông có khoảng trống rộng hơn, dễ kéo con trăn ra hơn. Khi con trăn thò đầu ra, ông Budd nhanh chóng bắt lấy đầu nó là lôi ra ngoài. Sau đó, ông Budd thả con trăn tại nơi xa khu dân cư.

Ông Budd tin rằng con vật trườn qua cửa chính hoặc cửa sổ để ngỏ vì nó không thể chui qua đường ống dẫn nước.

Một con trăn khác được phát hiện trong bể nước dài 2,4 m. Ảnh: CNN.

Trước đó 2 ngày, cũng tại Townsville, ông Chris Devon, một người thợ bắt rắn cũng được gọi đi bắt một con trăn ở trong bể nước. Con trăn dài 2,4 mét.

Giải thích việc con trăn chui vào bồn cầu, ông Budd cho biết nó có thể đi tìm nước vì trong khu vực đang là mùa khô. Hơn nữa, đây cũng là mùa giao phối nên trăn cần nhiều năng lượng để hoạt động, do vậy chúng cần nhiều nước hơn so với bình thường.

“Dù trăn không có nọc độc như loài rắn nhưng tốt nhất là bạn nên tránh xa chúng nếu gặp phải” – ông Budd khuyến cáo.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news