Tin mới

"Những ngày đen tối" của Không quân Mỹ trong Thế chiến II

Thứ sáu, 17/04/2015, 09:24 (GMT+7)

Mỹ từng giao phó vai trò thực hiện đòn tấn công hạt nhân Liên Xô cho máy bay không quân chiến lược B-29 Superfortress - những siêu pháo đài bay đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, song âm mưu này đều bị các phi công Liên Xô cự phách chặn  đứng.

Mỹ từng giao phó vai trò thực hiện đòn tấn công hạt nhân Liên Xô cho máy bay không quân chiến lược B-29 Superfortress - những siêu pháo đài bay đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, song âm mưu này đều bị các phi công Liên Xô cự phách chặn  đứng.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), quan hệ quốc tế có những thay đổi rõ rệt. Lúc này, hai chủ thể trọng yếu của trật tự thế giới là Mỹ và Liên Xô đã từ chỗ là đồng minh với nhau, chuyển sang quan hệ đối đầu quyết liệt. Lúc này, do có nhiều lợi ích mâu thuẫn, cả Mỹ và Liên Xô đều can dự ở những mức độ khác nhau vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Riêng về mặt quân sự, lúc thì nước này ra mặt, lúc thì nước kia ra mặt. Song, phương châm chung là cả Mỹ và Liên Xô đều tối kị đụng đầu trực tiếp. Với phương châm đó, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, tuy không có cuộc đại chiến trực tiếp giữa hai cường quốc, nhưng cũng đã xảy ra không ít cuộc xung đột quân sự mang tính khu vực ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có phản ánh cuộc đối đầu Xô - Mỹ. Một trong những cuộc xung đột khu vực ở thời kỳ này tiêu biểu phải kể đến là Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên (25/6/1950), để tránh can thiệp một cách "thô thiển", Mỹ đã nhanh chóng đưa vấn đề Triều Tiên ra nghị bàn tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc trong lúc thiếu vắng sự tham dự của đại diện Liên Xô, rồi ngay lập tức lập ra một liên quân đồng minh do mình đứng đầu đến tham chiến tại Triều Tiên.

Máy bay không quân chiến lược B-29 Superfortress được giao phó vai trò chính thực hiện đòn tấn công hạt nhân. Đây cũng chính là những siêu pháo đài bay đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

Những kế hoạch chống Liên Xô với tên gọi Totality, Pincher, Dropshot, Broiler/Frolic, Charioteer, Halfmoon/Fleetwood, Trojan, Off-tackle được Washington lần lượt xúc tiến kể từ năm 1945. Máy bay không quân chiến lược B-29 Superfortress được giao phó vai trò chính thực hiện đòn tấn công hạt nhân. Đó cũng chính là những siêu pháo đài bay đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

Thế nhưng, trái với sự mong đợi của Mỹ, các Superfortress cùng phi đội chiến đấu cơ hùng mạnh hộ tống đã chịu thất bại nặng nề ngay trong cuộc chạm trán đầu tiên với phi công chiến đấu Liên Xô trên bầu trời bán đảo Triều Tiên.

 

Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 được nhiều chuyên gia đánh giá như cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn đầu tiên thời "chiến tranh lạnh", diễn ra giữa Hoa Kỳ cùng đồng minh với quân đội Liên Xô và Trung Quốc.

Ngày 12/4/1951, một hạm đội bay của Mỹ gồm 48 máy bay ném bom B-29A có sự yểm trợ của gần một trăm máy bay chiến đấu, trong đó có các F-86 Sabre tối tân, thực hiện ý đồ ném bom một đầu mối chiến lược quan trọng của quân đội Bắc Triều Tiên — cầu đường sắt bắc qua sông Yalu.

44 chiếc MiG-15 đã nhận nhiệm vụ tổ chức đánh chặn. Trong trận không chiến chớp nhoáng chỉ hơn 10 phút, các phi công Liên xô đã loại khỏi vòng chiến đấu 12 máy bay ném bom và 4 chiến đấu cơ của Mỹ.

Trong khi đó, phía Liên Xô không có thiệt hại đáng kể nào.

Các phi công Xô viết tham gia cuộc giao tranh cho rằng, nếu người Mỹ không hốt hoảng vội quay đầu về phía bờ biển nơi các phi cơ của Liên xô không được phép bay vào thì tổn thất của không quân Mỹ sẽ còn trầm trọng nữa.

Máy bay B-26 Mỹ oanh tạc trung tâm kho vận chính của đối phương ở Wosan, Triều Tiên.

Quả thật, sau đấy phía Mỹ đã thông báo con số thiệt hại 27 máy bay ném bom B-29 — có lẽ 15 chiếc nữa đã hỏng hóc do dính đạn và không về tới phi trường. Không quân Hoa Kỳ tuyên bố để tang một tuần lễ cho các phi công tử trận và ngày 12/4 trở thành "ngày thứ Năm đen tối".

Vào cuối tháng 10/1951, quân đội Mỹ tiếp tục hứng chịu những thiệt hại nặng nề. Ngày 23/10 được gọi là "ngày thứ Ba đen tối" của Không quân Mỹ khi các phi cơ ném bom, máy bay tiêm kích và cường kích dội những đợt tấn công vào sân bay Namsi của Bắc Triều Tiên. Các nguồn tin đưa ra những con số tổn thất khác nhau. Phía Mỹ từ 3 đến 12 chiếc B-29. Phía Liên Xô có 1 máy bay bị bắn rơi, hai chiếc bị trúng đạn. Những trận không chiến ác liệt diễn ra vào ngày 24 và 27/10. Do tổn thất nặng nề, báo chí Mỹ đã gọi đó là "tuần lễ đen tối".

Loạt sự kiện diễn ra còn có ý nghĩa như bước ngoặt cơ bản trong hoạt động không chiến — không quân chiến lược Mỹ đã hứng chịu thất bại thảm hại. Các phi công Liên Xô buộc máy bay ném bom Mỹ từ chối tấn công vào ban ngày, ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả chiến đấu.

Trong ba năm Chiến tranh Triều Tiên, khoảng 170 máy bay ném bom B-29 đã bị bắn hạ. Có nghĩa, Hoa Kỳ đã để mất lực lượng chính của không quân chiến lược trên sân khấu chiến sự Đông - Nam. Tổng thiệt hại của Không quân Mỹ lên đến 1.525 máy bay. Trong số này, 1.099 chiếc bị bắn rơi bởi các chiến đấu cơ của đối phương. Thiệt hại của Liên Xô là 319 máy bay phản lực MiG-15 và tiêm kích động cơ piston La-11. 120 phi công quân đội Liên xô đã hy sinh trên bầu trời bán đảo Triều Tiên.

 

Yên Yên (tổng hợp)



 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news