Tin mới

Rùng mình xâm nhập xứ sở hổ ăn thịt người

Thứ năm, 13/11/2014, 14:11 (GMT+7)

500 con hổ Bengal sống ở khu vực rừng ngập mặt lớn nhất thế giới, nằm giữa biên giới Ấn Độ và Bangladesh. Mỗi năm những con hổ này tấn công đến 60 người và chỉ một nửa trong số ấy sóng sót để kể lại những câu chuyện.

500 con hổ Bengal sống ở khu vực rừng ngập mặt lớn nhất thế giới, nằm giữa biên giới Ấn Độ và Bangladesh. Mỗi năm những con hổ này tấn công đến 60 người và chỉ một nửa trong số ấy sóng sót để kể lại những câu chuyện.

 

Không có gì đáng sợ hơn trong tâm trí người dân Sundarbans – vùng đồng bằng rộng lớn ở bờ biển phía bắc Vịnh Bengal – hơn từ “hổ”. Thậm chí chỉ cần đề cập tới từ này cũng đủ để người dân ở đây chết khiếp.

Rất muốn được tận mắt nhìn thấy một con hổ, tôi đề nghị được đi đánh cá cùng một ngư dân vào buổi sáng xem có gặp hổ không. Tính đến thời điểm đó ông vẫn rất vui vẻ với tôi nhưng ngay lập tức, ông gói gém đồ đạc và bỏ đi không nói một lời.

“Nếu anh nói về hổ thì nó sẽ đến”, người lái đò của tôi nói. “Đó là lý do tại sao”

Hầu như không người dân nào sống tại đây mà chưa từng tiếp xúc với một con hổ.

Một số khu vực dễ bị tấn công hơn so với những nơi khác là làng Joymoni, rừng Sundarbans, sông Pashur

Từ năm 2006-2008, một số người đã thiệt mạng tại Joymoni, một ngôi làng nhỏ ven sông Pashur, giáp rừng. Ở một trong số những cuộc tấn công, một con hổ  đã phá nát bức tường bằng tre của một túp lều lúc nửa đêm và bắt một bà lão 83 tuổi. Con trai bà cụ, anh Krisnopodo Mondol khi ấy đã 60 tuổi nghe thấy tiếng la hét của mẹ mình.

“Tôi mở cửa và chạy tới giường mẹ. Nhưng mẹ tôi không còn ở đó nữa. Tất cả những gì tôi nhìn thấy là một cái giường trống hoác. Tôi không thể tìm thấy bà ở đâu. Tôi mở cửa đi ra hiên và dưới ánh trăng tôi nhìn thấy mẹ mình. Bà ấy bị thương nằm sõng soài ra đất, quần áo vương vãi xung quanh”.

Krisnopodo rơi nước mắt khi nghĩ lại cảnh tượng ấy. Ông cố trấn tĩnh lại và tiếp tục câu chuyện. Ôm lấy tấm hình mẹ, ông tiếp tục.

“Con hổ tấn công vào đầu mẹ tôi từ bên trái. Nó đập vỡ sọ bà. Mặc dù bà còn thở nhưng vô nghĩa”. Chẳng bao lâu sau, bà ấy đã chết.

“Trên giường bệnh, tôi sẽ mãi nhớ hình ảnh của mẹ mình đêm ấy. Khi tôi nhớ lại sự việc ấy, tôi không thể nào cầm được nước mắt. Tôi như vẫn còn nghe thấy tiếng la hét đau thương”, Krisnopodo nói.

Ngay sau cuộc tấn công, Krisnopodo và vợ đã chuyển đến một ngôi nhà bằng bê tông cách Joymoni không xa. Giờ đây, gia đình ông sống ở đó bằng nghề làm dừa khô, khu vườn của ông được rào chắn cẩn thận, cách biệt với thế giới bên ngoài.

Một túp lều được làm từ bùn đất và tre rất thô sơ

Hầu hết mọi người ở Sundarbans đều sống dựa vào rừng và sông nước để kiếm thực phẩm và tiền bằng cách đánh cá và lấy mật ong rừng. Mặc dù điều này là bất hợp pháp nhưng nhiều người đã đi vào những khu vực được bảo vệ - Sundarbans vốn là một di sản thế giới được Unesco công nhận – để chặt củi và bắt trộm động vật. Điều đó buộc họ phải đương đầu trực tiếp với những con hổ. Trong mùa hè này đã có 2 người thiệt mạng khi đang đi bắt cua

Vào năm 1997, Jamal Mohumad đi vào rừng để săn bắn và bắt cá và đã gặp một đối thủ săn mồi lớn hơn, hung dữ hơn. “Con hổ lao chân vồ lấy tôi. Nó cào móng vuốt vào chân tôi và kéo tôi xuống nước. Tôi vật lộn với nó và lặn sâu xuống nước khoảng hơn 3 mét. Con hổ buông tha cho tôi. Tôi bơi sâu dưới nước nhanh nhất có thể. Sau một thời gian, khi tôi chạm mặt nước, tôi không thể nhìn thấy nó. Tôi bơi xuống sông một chút và nhìn thấy một con thuyền để kêu cứu”.

Jamal là một truyền thuyết địa phương ở Sundarbans. Ông là người duy nhất được biết đến là vẫn còn sống sau 3 lần bị hổ tấn công.

Jamal, người đã 3 lần đương đầu với hổ dữ và thoát chết

Lần gần đây nhất, vào năm 2007, ông đi vào rừng để kiếm củi. Khi đi tới một bãi cỏ cao bên bờ sông, ông phát hiện ra một con hổ đang nằm sưởi nắng.

 

“Con hổ đang ở phía bắc sông và tôi thì ở phía nam. Tôi không thể chạy. Tôi biết nếu con hổ nhìn thấy tôi, nó sẽ tấn công vì vậy tôi chỉ biết cầu nguyện”.

 

Con hổ đuổi theo Jamal. Ông đứng chết chân tại chỗ. Ông biết nếu mình quay lại thì sẽ bị ăn thịt ngay. “Bởi tôi đã bị tấn công 2 lần trước nên tôi ý thức hơn mình phải làm gì. Vì thế tôi đứng đối diện với nó, nhìn bằng ánh mắt dữ tợn và tạo ra những tiếng gầm ghè. Hổ cũng sợ người, bạn biết đấy. Cả 2 có thể tấn công lẫn nhau và đều gây nguy hiểm cho đối phương”.

Con hổ tiến lại gần Jamal và cách chỗ ông đang đứng khoảng 1 mét rồi buông ra một tiếng gầm lớn. Jamal ngửa mặt rống lên trời đáp lại. “Tôi gầm lên và gào thét vào mặt con hổ rồi tạo ra gương mặt đáng sợ nhất có thể. Nó đi lại trong khoảng nửa giờ cho đến khi cổ họng tôi chảy máu”.

Vợ Jamal nghe thấy tiếng ồn ào và đám đông tụ tập từ ngôi làng. “Họ gây ồn để làm con hổ sợ hãi. Khi tôi nhìn thấy những người bạn của mình ở làng, tôi đã quỵ xuống”.

Không giống như nhiều người dân làng đã bị tấn công, Jamal vẫn đi vào rừng nhưng ông đã thận trọng hơn.

“Tôi luôn nhìn thấy con hổ trong những giấc mơ và khi đi vào rừng, có một nỗi sợ trong sâu thẳm nơi tôi rằng con hổ đang dõi theo và sẽ lại tấn công tôi. Nhưng tôi vẫn phải đi vào rừng để kiếm ăn cho bọn trẻ. Vì vậy chúng tôi vẫn phải đối mặt với hổ hết lần này đến lần khác”.

Những con hổ tại Sundarbans xuất hiện hung hãn hơn ở những nơi khác trên thế giới.

Nguyên nhân có thể là do sự suy giảm môi trường sống tự nhiên của chúng và do sự thiết hụt con mồi. Với 1 triệu người sống ven rừng ngập mặn, tình trạng khan hiếm lương thực là vấn đề đối với cả loài người và loài hổ.

Trong một ngôi làng mà các nhà bảo tồn đang nghiên cứu, những con hổ đã giết chết khoảng 80 loài động vật ở đó mỗi năm từ chó, dê, trâu đến bò. Kết quả là người dân đã thực hiện nhiều cuộc tấn công để trừng phạt loài hổ. Để ngăn điều này, trong năm 2008, các nhóm bảo tồn địa phương đã triển khai 49 đội phải ứng Tiger Village nhằm đưa những con hổ đi lạc vào làng trở về lãnh địa của chúng thay vì phải giết con vật.

Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức BBC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news