Tin mới

Tại sao EU không bao giờ chấp nhận Crimea thuộc Nga?

Thứ bảy, 10/05/2014, 17:27 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ARD, Thủ\ntướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh Liên minh châu Âu (EU) "sẽ không bao giờ\nđồng ý với việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga."

(Tinmoi.vn) Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ARD, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh Liên minh châu Âu (EU) "sẽ không bao giờ đồng ý với việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga."

Tại sao EU không bao giờ chấp nhận Crimea thuộc Nga?

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Các chính trị gia EU lưu ý rằng, vấn đề của Crimea phải thực hiện kiên nhẫn. Merkel nhắc lại trước đây các nước vùng Baltic và Đức trong quá khứ phải mất một thời gian dài để đạt được thống nhất và độc lập nhưng EU phải luôn lưu ý và không được bỏ qua sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga.

Ngoài ra, Thủ tướng Đức đã cáo buộc Nga rằng sáp nhập khu vực bán đảo Crimea đã chà đạp trên nền tảng chính trị của châu Âu mà đã dày công xây dựng từ sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945. Bà Merkel nhấn mạnh, "nền tảng của chính trị hậu chiến của châu Âu đó là sự tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, duy trì và ổn định, cùng phát triển để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn."

Thủ tướng Đức cho rằng, những hành động của Nga trong cuộc khủng hoảng của Ukraine sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với toàn thể EU, có thể nhanh chóng phá vỡ những ổn định chính trị của toàn bộ khu vực, vốn dĩ đã được xây dựng sau năm 1945. Vấn đề bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị của cả lục địa già, đe dọa đến tất cả các nước ở khu vực này.

Khi được hỏi về vấn đề hiện nay của Ukraine, bà Merkel nói rằng, Kiev cần phải đảm bảo ổn định cho cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25/ 5 tới. Vì rất có thể sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc bầu cử này, và tình hình mất ổn định trong Ukraine sẽ còn tiếp tục, đặc biệt là khu vực Đông Nam. Đồng thời Thủ tướng Đức cũng nhấn mạnh, EU sẽ nghiên cứu các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga.

Các chính trị gia châu Âu nhấn mạnh rằng, nếu EU cứ lặng yên theo thời gian về việc bán đảo Crimea sáp nhâp vào Nga thì vô hình dùng đã công nhận Crimea thuộc lãnh thổ Nga. Chính vì thế EU không thể ngồi yên, sẽ dùng các biện pháp để đưa Crimea trở lại Ukraine. EU cho rằng, sau sự kiện này, theo hiệu ứng từ Crimea, không chỉ Châu Âu mà nhiều vùng đất trên thế giới sẽ có những động thái tương tự và đương nhiên sẽ tiến tới những bất ổn toàn cầu. Nền kinh tế thế giới suy giảm và tiến sâu vào khủng hoảng. Lúc đó các cường quốc sẽ mâu thuẫn lợi ích, châm ngòi cho các cuộc chiến tranh lạnh, trừng phạt kinh tế, ngoại giao, đóng băng các mối quan hệ. Điều này thật là nguy hiểm đối với toàn nhân loại và sẽ mất rất lâu nữa mới khôi phục lại được. Chính vì vậy, EU sẽ không bao giờ không nhận và để yên Crimea là một phần của lãnh thổ Nga.

Bất chấp những phản kháng và các lệnh trừng phạt từ phương tây, Nga vẫn cho rằng, việc sáp nhập bán đảo Crimea là phù hợp với lịch sử và mong muốn hiện tại của người dân nới đây. Minh chứng rõ ràng nhất đó là có tới hơn 90% số phiếu ủng hộ việc này. Vì Crimea, Nga sẵn sàng đương đầu lại với toàn bộ phương tây.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày hôm qua (9/5) đã đến Sevastopol thuộc Crimea để tham gia vào lễ kỷ niệm 69 Chiến thắng trong cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại và kỷ niệm 70 năm giải phóng Crimea khỏi những kẻ xâm lược Đức Quốc Xã. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Nga đối với bán đảo Crimea sau sự gia nhập vào Liên bang Nga. Bộ Ngoại giao Ukraina bày tỏ phản đối của mình đối với chuyến thăm của ông Putin đến Crimea.

H.Y (Theo News Land)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Crimea Ukraine EU

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.