Tin mới

Tân tổng thống "đồng bóng" Philippines có thể mang vạ cho đất nước

Thứ sáu, 12/08/2016, 16:25 (GMT+7)

Gọi tổng thống Philippines là người "đồng bóng", giáo sư Mathew Davies, người đứng đầu khoa Quan hệ Quốc tế ĐH Quốc gia Australia cho rằng tính khí cũng như những hành động của ông này có thể khiến Philippines bị cô lập.

Gọi tổng thống Philippines là người "đồng bóng", giáo sư Mathew Davies, người đứng đầu khoa Quan hệ Quốc tế ĐH Quốc gia Australia cho rằng tính khí cũng như những hành động của ông này có thể khiến Philippines bị cô lập.

Ngay sau khi giành chiến thắng vang dội, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nhận được một cuộc gọi từ Tổng thống Obama. Trong cuộc gọi đó, ông Obama nhấn mạnh những giá trị dân chủ chung kết nối 2 nước và nền tảng liên minh Mỹ - Philippines.

Rõ ràng là ông Duterte đã không lắng nghe và gần đây nhất, trong danh sách những nỗi xấu hổ không thể chấp nhận, ông đã gọi Đại sứ Mỹ tại Manila - Philip Goldberg là "gã khốn đồng tính".

Sự việc xảy ra giữa lúc có sự hoài nghi chung đối với ông Duterte liên quan đế giá trị nhân quyền - được nhìn thấy rõ nhất trong việc ông dùng bạo lực để chống lại cả người buôn lẫn người nghiện ma túy.

Sự kiêu căng của ông Duterte khi làm tổng thống đã được nhiều người dự đoán là sẽ dẫn tới nguội lạnh trong quan hệ song phương với Washington. Nhiều nhà phân tích đang mong đợi một chiến lược phòng bị nước đôi, tìm cách chơi trận quyết định với cả Mỹ và Trung.

Tuy nhiên, những phốt nói xấu đồng bóng của ông Duterte cho thấy chiến lược này được tạo ra không phải để "vây" các siêu cường mà là một sai lầm dẫn tới sự cô lập nguy hiểm.

Những giá trị chung gượng ép

Những Chính sách và tính khí của ông Duterte đã làm căng thẳng các giá trị chung mà Tổng thống Obama xác định là trung tâm trong quan hệ Washington - Manila.

Sự vận hành trơn tru của mạng lưới liên minh an ninh và sự đảm bảo duy trì sức mạnh của Mỹ - do đó duy trì được trật tự thế giới - tại châu Á - Thái Bình Dương không chỉ được bảo đảm bởi những tàu sân bay và các căn cứ quân sự mà không thể bỏ qua sức mạnh của các vũ khí.

Những bình luận của ông Duterte tiết lộ rằng sức mạnh của Mỹ và trật tự do nó tạo ra cũng dựa trên những liên kết gia trị, triển vọng và kỳ vọng chung. Trật tự của Mỹ được tăng cường khi các giá trị của những đối tác phù hợp với họ và trật tự này sẽ bị đảo lộn khi những giá trị xung đột.

Phán quyết tháng 7 của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines đã ảnh hưởng tới tất cả các bên có liên quan, khiến Bắc Kinh tức giận.

Kết quả là thật khó để thấy được việc nối lại quan hệ hữu nghị với Trung Quốc mà nhiều người nghĩ ông Duterte đang tìm cách làm vậy.

Trung Quốc đã công khai bác bỏ phán quyết, không ngạc nhiên vì Biển Đông rất quan trọng với ông Tập Cận Bình. Bắc Kinh cũng biết rằng Manila đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước láng giềng trong khối ASEAN và điều này trái với mong muốn của Trung Quốc.

Ông Duterte nói đại sứ Mỹ là "gã khốn đồng tính". Ảnh: Getty

Vị thế của Mỹ yếu hơn

Một Philippines bị cô lập sẽ làm suy yếu vị thế của Mỹ cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Đáng lo ngại trước mắt là khả năng của Mỹ trong việc triển khai sức mạnh tại Biển Đông.

Philippines nằm tiếp giáp Biển Đông, nằm ở giao lộ giữa các tuyến đường trên không và trên biển mà Mỹ dùng để tiến vào khu vực. Trước khi ông Duterte lên làm tổng thống, các thỏa thuận được ký kết cho Mỹ đặt căn  cứ lâu dài tại nước này và sự luân chuyển quân được tăng lên.

Có lẽ nổi bật nhất là việc Mỹ và Philippines bắt đầu tuần tra hải quân chung tại Biển Đông trong thời gian gần đây để bảo vệ luật pháp quốc tế tại khu vực.

Ngoài ra, Mỹ có lợi ích trong mối quan hệ chiến lược mạnh mẽ với ASEAN - tổ chức mà Philippines là thành viên chủ chốt. Tại hội nghị thượng đỉnh Sunnylands hồi tháng 2/2016 giữa ông Obama và lãnh đạo 10 nước ASEAN, tất cả các bên đã cam kết những giá trị chung gồm có nhân quyền, các quyền tự do cơ bản, sự khoan dung và tiết chế.

Tân lãnh đạo Philippines tán thành những giá trị khác biệt với người tiền nhiệm và sự xảy miệng của ông sẽ làm suy yếu quan hệ với Mỹ. Chính ông đã phá vỡ ASEAN không chỉ trong quan hệ với Trung Quốc mà trong toàn bộ các vấn đề mà Thượng đỉnh Sunnylands đã chỉ ra: hòa bình, an ninh, chủ nghĩa cực đoan, biến đổi khí hậu, an ninh không gian mạng...

Kiên quyết và có cân nhắc

Do đó, phản ứng của Mỹ cần kiên quyết và có cân nhắc.

Đầu tiên, phải làm rõ là những lời nói như vậy (của tổng thống Philippines) không chỉ đi ngược với những nguyên tắc và kỳ vọng ngoại giao mà còn trái với các giá trị làm nền tảng trong quan hệ Mỹ - Philippines.

Giá trị liên minh (được hình thành từ năm 1951) được khuếch đại khi đặt trong bối cảnh bản chất lịch sử của mối quan hệ. Khi bắt đầu, liên minh là một trong những khối không bình đẳng, Mỹ chỉ công nhận sự độc lập của nước thuộc địa cũ này vào năm 1946.

Ngày nay, liên minh phải là dấu hiệu cho sức mạnh của Mỹ để làm việc với các đối tác dân chủ trong việc theo đuổi các lợi ích chung.

Thứ hai, phù hợp với tầm nhìn chiến lược rộng hơn của Mỹ, không thể đưa ra quyết định chiến lược một cách hấp tấp cho dù điều đó rất khó chịu.

Những lợi ích chung lâu dài của Philippines và Mỹ phải được công nhận và nhấn mạnh.

Washington phải trình bày giá trị của mối quan hệ lâu dài khi đối mặt với sự khiêu khích như vậy.

Những tuyên bố của ông Duterte, thậm chí là những hành động của ông ấy không thể đánh dấu sự chấm dứt của liên minh Mỹ - Philippines. Nhưng trong những lợi ích của cả 2 bên, điều đó nhấn mạnh đây là lúc kết thúc giai đoạn đầy tiên trong cương vị quản lý của ông Duterte đối với mối quan hệ quan trọng bậc nhất này.

Bảo Linh (CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Rodrigo Duterte