Tin mới

Thiên sử của Trung Quốc thất bại trên Biển Đông

Thứ ba, 05/08/2014, 17:10 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Nếu coi việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam là một thiên sử thì Trung Quốc đã thất bại thảm hại trên Biển Đông – các chuyên gia của tờ The National Interest bình luận.

(Tinmoi.vn) Nếu coi việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam là một thiên sử thì Trung Quốc đã thất bại thảm hại trên Biển Đông – các chuyên gia của tờ The National Interest bình luận.

Dù nhìn nhận ở bất kỳ góc độ nào thì việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng biển Việt Nam trong thời gian gần đây đúng là một thảm họa. Không phát hiện ra dầu khí, không giải quyết được những tranh chấp hàng hải mà lợi ích khu vực còn bị Mỹ nhúng tay vào. Tinh thần đoàn kết trong khối ASEAN càng được thống nhất và sự ủng hộ dành cho Trung Quốc tại các quốc gia chủ chốt, đặc biệt là Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng. Những chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã được chứng minh là thảm bại. Vậy Bắc Kinh đã sai lầm như thế nào?

Chúng ta không biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng điều gì khi đưa giàn khoan dầu khổng lồ cùng đội tàu hộ tống vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có vẻ những hoạt động này không đơn giản chỉ là tìm dầu bởi có nhiều nơi còn tốt hơn cho việc này. Vào ngày 19/3, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo phát hiện ra một mỏ khí cỡ vừa ở vùng biển không tranh chấp gần đảo Hải Nam. Nhưng việc khai thác tại đây đã bị trì hoãn để Trung Quốc tiến xa hơn về phía nam quần đảo Hoàng Sa.

2 khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò không có hy vọng tìm được hydrocarbons. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 2013, khả năng có năng lượng ở quần đảo Hoàng Sa là rất thấp. Có một điều dường như quan trọng đối với CNOOC đó là hầu hết những kinh nghiệm điều hành ngoài khơi của Trung Quốc không liên quan đến cuộc thăm dò này. Mặc dù công ty con của CNOOC là COSL vận hành giàn khoan nhưng toàn bộ hoạt động của nó lại do Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) – một công ty có rất ít kinh nghiệm thăm dò tại Biển Đông chỉ đạo.

Hải Dương 981 kết thúc sứ mệnh của mình vào đầu tháng này khi phải đối mặt với siêu bão Rammasun sắp đổ bộ. CNPC tuyên bố giàn khoan đã phát hiện ra hydrocarbons nhưng lại không nêu rõ chi tiết và số lượng. Gần như chắc chắn họ sẽ không bao giờ khai thác được về mặt thương mại vì lý do kỹ thuật và chính trị. Hoạt động của họ không hoàn toàn chỉ vì dầu khí.

Một động cơ có thể được loại bỏ chắc chắn. Chúng ta biết rằng sứ mệnh của nó (việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam) không nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc của Trung Quốc bởi, như nhà nghiên cứu Úc Andrew Chubb từng nói tin tức về các vụ đâm va giữa đội tàu bảo vệ giàn khoan và tàu cảnh sát biển Việt Nam đã được công bố rộng rãi trên truyền thông Trung Quốc trong 1 tuần sau đó.

Tuy nhiên, có thể có một mục đích chính trị khác. Một hoạt động quan trọng như vậy phải được vạch kế hoạch tỉ mỉ từ trước và được phê duyệt rất kỹ. Chính quyền Trung Quốc thông báo giàn khoan được đưa tới vị trí vào ngày 3/5, chính xác 1 tuần trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Myanmar. Có lẽ, Bắc Kinh hy vọng lặp lại thành công của mình như tại hội nghị Bộ trưởng ASEAN được tổ chức ở Phnom Penh vào tháng 7/2012. Lúc đó, ASEAN đã bị chia rẽ: Campuchia bác bỏ tuyên bố chung, Philippines và Việt Nam bị cô lập tại vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc hy vọng đạt được điều tương tự đối với quần đảo Hoàng Sa thì hiệu quả lần này hoàn toàn ngược lại. ASEAN đã thống nhất và ban hành một tuyên bố chung yêu cầu Bắc Kinh quay đầu. Đây là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra lập trường về quần đảo Hoàng Sa – một tranh chấp song phương thuần túy giữa Trung Quốc và Việt Nam (không giống như các tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, có liên quan đến 5 nước thành viên của ASEAN, trong đó có Indonesia). Andrew Chubb cho rằng sự thống nhất âm thầm này tác động tới Bắc Kinh nhiều hơn cả những phát ngôn mạnh miệng từ Washington.

Một số nhà bình luận cho rằng mỗi sự kiện giống như một “lát salami” – một quá trình ổn định, từng bước chiếm đóng khu vực Biển Đông mà không thu hút quá nhiều sự chú ý từ khu vực. Nhưng nếu đó là mục đích thì Bắc Kinh đã thất bại. Việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển này một lần nữa cho thấy nó không dễ bị chiếm đóng. Các “lát cắt” liên kết thành chiếc xúc xích. Bộ chính trị Trung Quốc nghĩ rằng một tuyên bố quyết đoán về việc kiểm soát hàng hải có thể tăng cường cho những tuyên bố chủ quyền của mình đối với các hòn đảo nhưng phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam là bằng chứng tốt nhất chứng minh chủ quyền của họ tại vùng biển tranh chấp.

Nhà phân tích người Úc, Hugh White cho rằng mục đích của Trung Quốc trong các cuộc đối đầy này là cố tình kéo giãn và làm suy yếu các mối liên hệ an ninh giữa Mỹ với Đông Nam Á. “Bằng việc dùng vũ lực đối đầu với bạn bè của Mỹ, Trung Quốc bắt Mỹ phải lựa chọn giữa việc bỏ rơi bạn bè hoặc đương đầu với Trung Quốc. Bắc Kinh đang đánh cược rằng, khi phải đối mặt với lựa chọn này, Mỹ sẽ quay đầu và từ bỏ đồng minh cũng như bạn bè mà không hỗ trợ họ. Điều này sẽ làm suy yếu các liên minh và đối tác của Mỹ, làm suy yếu sức mạnh của Mỹ tại châu Á và tăng cường sức mạnh của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ vì vậy họ là minh chứng cho những vấn đề khi phải một mình chống lại Trung Quốc. Nhưng trong cuộc đối đầu này, Bắc Kinh nhận được những phản ứng trái mong đợi từ Nhà Trắng: đẩy Hà Nội đến gần Washington hơn.

Vì lợi ích đặc biệt bên trong đảng cầm quyền Trung Quốc, Biển Đông trở thành một “pinata” (Pinata được làm bằng giấy cứng, dưới nhiều hình thù khác nhau, bên ngoài dán đủ màu sặc sỡ, bên trong rỗng ruột để có thể bỏ kẹo hoặc đồ chơi vào) chính trị khổng lồ.

Bảo Linh (Theo tin tức nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news