Tin mới

"Tích cực" kiềm chế Trung Quốc, Thủ tướng Nhật công du Nam Á

Thứ hai, 08/09/2014, 10:06 (GMT+7)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 6/9 đã bay tới Bangladesh, bắt đầu chuyến công du kéo dài bay ngày tại hai nước Nam Á nhằm khẳng định sự quan tâm của Tokyo tới khu vực mà Trung Quốc đang có ảnh hưởng lớn.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 6/9 đã bay tới Bangladesh, bắt đầu chuyến công du kéo dài bay ngày tại hai nước Nam Á nhằm khẳng định sự quan tâm của Tokyo tới khu vực mà Trung Quốc đang có ảnh hưởng lớn.

Phát biểu tại thủ đô Tokyo trước khi bắt đầu chuyến công du, ông Abe cho biết ông là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tới thăm Bangladesh trong 14 năm qua và đến Sri Lanka trong 24 năm qua. Chuyến đi của ông Abe được đánh giá là nhằm thắt chặt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị bởi theo mô tả của ông, hai quốc gia này là "những nước có ảnh hưởng ngày càng lớn về kinh tế và chính trị".

"Tôi hy vọng sẽ giới thiệu tính năng động của cả hai quốc gia đến nền kinh tế Nhật Bản bằng cách tăng cường quan hệ với họ và tham gia vào những hoạt động thương mại cao cấp nhấ", Thủ tướng Abe, người đi cùng 5 giám đốc điều hành của các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản cho biết.

Phát biểu tại một diễn đàn ở Dhaka với hơn 100 lãnh đạo doanh nghiệp từ hai nước, Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản sẽ xúc tiến đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến nước sạch, với hy vọng lớn lao về hoạt động kinh doanh ở Bangladesh.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina khi đến thủ đô Dhaka hôm 6/9

Đối với Nhật Bản, nước phải nhập khẩu phần lớn năng lượng, Ấn Độ Dương là một tuyến đường biển quan trọng, cung cấp dầu mỏ và khí hóa lỏng từ Trung Đông. Với Bangladesh và Sri Lanka, sự quan tâm lớn của các nền kinh tế khu vực tạo ra cơ hội để thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu.

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina từng đến Tokyo hồi tháng 5 và chuyến thăm phúc đáp của ông Abe diễn ra sau cam kết đầu tư 600 tỷ yen (5,7 tỷ USD) của Tokyo cho Dhaka trong 4-5 năm tới. Nhật Bản cũng cung cấp một khoản vay phát triển 450 triệu USD cho việc xây dựng một nhà máy điện chạy bằng than 1.350 megawatt. Cơ quan viện trợ nhà nước Nhật Bản cũng cho thấy sự quan tâm của họ khi đầu tư xây dựng một cảng biển nước sâu ở miền Nam Bangladesh, khu vực gần với Trung Quốc.

Đổi lại, ông Hasina cho biết Bangladesh đã rút lui khỏi cuộc tranh ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an năm 2015 - 2016 để tạo thuận lợi cho Nhật Bản vào vị trí này.

"Tôi đánh giá cao quyết định này, nó sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước", ông Abe nói.

Ông Abe đến sân sau của Ấn Độ sau khi tiếp đón Thủ tướng nước này Narendra Modi tại Tokyo và nhất trí nâng cấp quan hệ "đối tác toàn cầu chiến lược, đặc biệt" nhằm thắt chặt hợp tác an ninh giữa hai nước. Thủ tướng Nhật Bản đã đi trước một bước so với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người sẽ có chuyến thăm Ấn Độ và Sri Lanka cuối tháng này.

Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa hoan nghênh Nhật Bản trong vai trò là một nhà tài trợ, nhà đầu tư và đối trọng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư một hải cảng trị giá 500 triệu USD cho Colombo mở cửa vào năm ngoái.

"Họ (Nhật Bản) nhận thức được rằng chúng tôi đang phụ thuộc vào ảnh hưởng của Trung Quốc theo nhiều cách vì thế họ muốn ngăn cản điều đó", Nanda Godaga, một nhà ngoại giao Sri Lanka nghiên cứu Chính sách ngoại giao Nhật Bản nhận định.

 

Yên Yên (Nguồn: Reuters)

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news