Tin mới

Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo có thể là người nhập cư gốc Ấn Độ?

Chủ nhật, 09/09/2018, 20:18 (GMT+7)

Bộ phận giới phân tích, những quan chức gốc Ấn sẽ phát huy vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao, thậm chí kỳ vọng sẽ có một người gốc Ấn trở thành người đứng đầu Nhà Trắng.

Bộ phận giới phân tích, những quan chức gốc Ấn sẽ phát huy vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao, thậm chí kỳ vọng sẽ có một người gốc Ấn trở thành người đứng đầu Nhà Trắng.

Vào ngày 6/9, cuộc đối thoại "2 + 2" giữa Bộ trưởng Mỹ và Ấn Độ đã diễn ra ở Washington. Nhiều ý kiến trước đó cho rằng, Mỹ không nên bỏ lỡ cơ hối đội thoại lần này với Ấn Độ bởi trong chính quyền Nhà Trắng hiện nay, nhiều quan chức gốc Ấn đang giữ vị trí cao.

Những năm gần đây, chính khách Mỹ gốc Ấn dường như đang trỗi dậy trên chính trường Washington. Ví dụ, trong hệ thống chính phủ liên bang và nội các nhiệm kỳ này, Tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm 8 quan chức gốc Ấn vào các cơ quan chính phủ quan trọng.

Bên cạnh đó, đảng Dân chủ cũng có 5 nghị viên đang giữ ghế trong Thượng viện và Hạ viện.

Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ người gốc Ấn trong tổng số dân Mỹ hiện nay và cao hơn so với tỷ lệ quan chức trong chính phủ Mỹ có xuất thân từ bất cứ cộng đồng gốc Á nào khác.

Phần lớn những quan chức gốc Ấn tham gia chính trị là người nhập cư thế hệ thứ 2, 3, nhưng trong số họ cũng có nhiều người mới nhập cư - được sinh ra ở Ấn Độ.

Bộ phận giới phân tích mong muốn những quan chức gốc Ấn này sẽ phát huy vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao, thậm chí kỳ vọng sẽ có một người gốc Ấn trở thành người đứng đầu Nhà Trắng.

Người gốc Ấn trong chính quyền TT Trump

Dưới quyền Tổng thống Trump, bà Nikki Haley - Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc chính là người giữ chức cao nhất trên chính quyền Mỹ trong cộng đồng người Ấn. Trước đó, bà là nữ Thống đốc bang gốc Ấn đầu tiên ở Mỹ.

Ngoài ra có thể kể đến phó phát ngôn viên Nhà Trắng Raj Shah và Giám đốc Văn phòng Các sự vụ về Thông tin và Chính sách (OIRA) Neomi Rao - đơn vị đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định Chính sách của Nhà Trắng.

Trong các cơ quan liên bang thuộc Quốc hội Mỹ, quan chức gốc Ấn giữ chức vụ cao nhất chính là Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Ajit Pai và rất nhiều các quan chức đảng Cộng hòa khác có xuất thân từ Ấn Độ.

So với cộng đồng Hoa kiều, người Mỹ gốc Ấn thường có khuynh hướng ủng hộ chính sách của đảng Dân chủ. Theo các cuộc thăm dò dư luận, trong các cuộc bầu cử trước đây tại Mỹ, cử tri Ấn Độ đã bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ với con số áp đảo.

Vì vậy, rất nhiều người đã bất ngờ khi chính phủ Tổng thống Trump lại xuất hiện nhiều thành viên gốc Ấn.

Tuy nhiên, về phía Đảng Dân chủ, người Mỹ gốc Ấn cũng đã đạt được những thành tựu nổi bật. Hiện nay, đảng Dân chủ có 5 thành viên gốc Ấn Độ tại Thượng viện và Hạ viện như Ro Khanna, Ami Bera, Pramila Jayapal, Raja Krishnamoorthi, Kamala Harris.

Trong đó, bà Kamala Harris là được đánh giá là ngôi sao sáng của đảng Dân chủ, từng là Tổng chưởng lý của Francisco, California và là thành viên vận động trong chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Barack Obama.

Theo Ifeng (Hồng Kông), nhiều chính khách trên chính trường Mỹ kỳ vọng bà sẽ trở thành "Obama thứ hai" và tin rằng bà sẽ là ứng viên của đảng dân chủ, đối thủ nặng ký của ông Trump trong cuộc bầu cử tiếp tới.

Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo có thể là người nhập cư gốc Ấn Độ? - Ảnh 1.

Bà Haley đang là trợ thủ đắc lực của Tổng thống Trump ở LHQ. Ảnh: Reuters

"Cội nguồn ở Ấn Độ"

Theo báo Hồng Kông, mặc dù nhiều chính khách gốc Ấn dường như "lãng quên" nguồn cội nhưng bà Nikki Haley thì khác. Năm 2010, khi đắc cử Thống đốc bang California, tại lễ nhậm chức bà đã phát biểu rằng: "Tôi tự hào khi mình là con gái của gia đình người nhập cư Ấn Độ".

Mặc dù sau đó, bà đã cải đạo nhưng bà vẫn thường công khai nói về nguồn gốc của mình. Trong thời gian nhậm chức Thống đốc bang, bà từng đến thăm Ấn Độ và gặp gỡ các quan chức cấp cao như Thủ tướng Modi, mặc trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ và thỉnh thoảng nói vài từ trong tiếng Hin-ddi.

Trong các vấn đề quốc tế liên quan đến Ấn Độ, bà Haley nắm rất rõ về mong muốn của Ấn Độ. 

Năm 2010, trong sự kiện thương mại Mỹ-Ấn lần đầu tiên được tổ chức ở Chicago, bà từng tuyên bố rằng "ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" và khẳng định, Mỹ và Ấn Độ là đồng minh tự nhiên, cả hai bên cần thực hiện những nỗ lực chung để tăng cường quan hệ song phương.

Hiện nay, với tư cách là đại diện của Mỹ ở Liên hợp quốc do Tổng thống Trump bổ nhiệm, bà Haley có nhiều cơ hội hơn để thực hiện các vấn đề quốc tế. 

Trong tháng 5 năm nay, khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và công bố biện pháp trừng phạt chống lại chính sách xuất khẩu dầu của nước này, chính phủ Ấn Độ đã phản đối mạnh mẽ.

Sang tháng Sáu, Tổng thống Trump đã gửi cử bà tới thăm Ấn Độ, danh nghĩa là để củng cố mối quan hệ song phương nhưng trên thực tế nhằm vận động hành lang, thuyết phục Ấn Độ ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Mỹ. 

Ngay sau khi bà Haley rời Ấn Độ, chính quyền New Delhi trở nên mềm mỏng hơn và bắt đầu cắt giảm nhập khẩu dầu từ Iran. 

Là chính khách dân tộc thiểu số của đảng Cộng Hòa, hình ảnh của bà có thể đáp ứng yêu cầu của rất nhiều cử tri về một chính trị gia. Trong cuộc bầu cử trước, nhiều người trong giới chính trị Mỹ đã dự đoán, bà có thể trở thành ứng viên cho vị trí Phó Tổng thống.

Ifeng dẫn nguồn tin cho hay, có thể trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2020, bà Haley sẽ trở thành một trong ứng viên đảng Cộng Hòa tranh cử vị trí Tổng thống Mỹ.

Thủy Thu 

Theo Thời đại

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news