Tin mới

Triết gia Nga dự đoán chiến tranh Nga-Ukraine

Thứ sáu, 11/07/2014, 12:48 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Alexander Dugin-Triết\ngia Nga theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhận định chiến\ntranh giữa Nga và Ukraine là “không thể\ntránh khỏi”, đồng thời kêu gọi Tổng thống\nPutin can thiệp quân sự ở miền\nđông Ukraine để “bảo vệ quyền lực tinh thần Nga."

(Tinmoi.vn) Alexander Dugin-Triết gia Nga theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhận định chiến tranh giữa Nga và Ukraine là “không thể tránh khỏi”, đồng thời kêu gọi Tổng thống Putin can thiệp quân sở miền đông Ukraine để “bảo vệ quyền lực tinh thần Nga."

Triết gia Nga Alexander Dugin

Alexander Dugin là người sáng lập phong trào Á-Âu tại Nga. Quan điểm của ông được coi là phổ biến trong các tầng lớp tinh hoa hiếu chiến. Gần đây, ông cũng đảm nhận là giáo sư đại học tại đại học quốc gia Moscow.

Cốt lõi thuyết địa lý chính trị ông nêu ra cho rằng, nhiệm vụ của Nga là thách thức sự thống trị của Mỹ trên thế giới, với sự giúp đỡ của Iran cũng như các bên hoài nghi liên minh EU hiện đang gia tăng tại châu Âu. Ông được coi là bộ não đứng sau Tổng thống Putin trong việc sát nhập Crimea.

Bước tiếp theo, ông tuyên bố, là can thiệp quân sự ở miền đông Ukraine, mà ông thường gọi là “Novorossiya”- nước Nga mới. Đó cũng là cái tên đã được sử dụng bởi tổng thống Putin.

Dugin tin rằng “tinh thần Nga” đã được tái đánh thức bởi cuộc đấu tranh ly khai mà ông gọi là “Mùa xuân Nga”. Biểu tượng của tinh thần đó là chỉ huy phiến quân Igor Strelkov, được Dugin ủng hộ, là người thường xuyên giữ liên lạc với những binh sĩ ở Donetsk.

Trả lời điện thoại từ Moscow với tiếng Anh thành thạo cùng giọng điệu khẩn thiết, ông sợ rằng “Mùa xuân Nga” đang đi lạc hướng.

Ông nói: “Đó thật là một mớ hỗn độn. Các phe tự do đang chống lại Putin, người yêu nước ủng hộ ông, nhưng chỉ khi ông tiếp tục các Chính sách yêu nước của mình. Trong khi ông đang do dự, ông sẽ mất dần sự ủng hộ của hai bên. Đây là một trò chơi nguy hiểm, nhưng có lẽ ông ấy đã có một giải pháp?”

Alexander Dugin kêu gọi việc sát nhập Crimea rất lâu khi trước, từ năm 2008 trong khi đang xảy ra giao tranh giữa Nga và Georgia.

Ông đã tới khu vực Nam Ossestia và chụp ảnh với một bệ phóng tên lửa.

Trở lại lúc đó, ông nghĩ Nga đáng lẽ đã phải đưa tất cả lực lượng tới thủ đô Georgia là Tbilisi và lật đổ Thủ tướng Mikheil Saakashvili sau đó tiếp tục chiếm đóng Crimea “là nơi mà đằng nào cũng là của Nga”.

Những quan điểm như vậy rất xúc phạm nhất là ở Ukraine và các nước khác trong Liên Xô cũ. Vào thời điểm đó, rất nhiều người Nga cho rằng đó là tư tưởng cực đoan nhưng giờ thì không phải vậy nữa.

Kể từ khi sát nhập Crimea, tỉ lệ ủng hộ cho Tổng thống Putin đã tăng cao tới 86%. Theo như tổ chức thăm dò độc lập Levada tại Moscow, hai phần ba người Nga chấp nhận các lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine và cho rằng Moscow nên hỗ trợ.

Giờ khi các lực lượng Ukraine tấn công vào những phe nổi dậy ở các vùng Donetsk và Luhansk, Dugin đổ vấn đề “những người cực hữu” này là do sự gửi quân miễn cưỡng của tổng thống Putin.

Phe tự do cực hữu, trong quan điểm của ông chủ yếu là các doanh nhân phất lên trong những năm 1990. Nếu biện pháp trừng phạt kinh tế tiếp tục được áp dụng cho Nga, họ là những người mất mát nhiều nhất vì họ được “tích hợp vào nền kinh tế thế giới”

Sự do dự rõ ràng của Tổng thống Putin, theo như Dugin, là một cuộc đấu tranh nội bộ giữa chính phủ Nga và tâm trí của Tổng thống Putin.

Theo ông, “đây là cuộc đấu tranh giữa lòng yêu nước, Chính thống giáo, các lực lượng yêu nước bảo thủ và các lực lượng tự do cũng rất mạnh mẽ."

Trên thực tế, ông nghĩ Vladimir Putin có hai mặt đối lập. “Mặt yêu nước của Putin được ủng hộ bởi đa số người Nga, và mặt hữu của ông được đại diện bởi hầu hết các tầng lớp chính trị, những người nắm quyền và thủ tướng chính phủ, ông Medvedev", ông nói.

Điều này được phản đối bởi hầu hết người Nga, những người không tin vào “thế hệ tự do ưu tú” và đổ lỗi cho họ về sự hỗn loạn trong những năm 90.

Những người Nga không chỉ cảm thông với tư tưởng yêu nước dựa trên quân sự mới của Alexander Dugin, một số còn chuẩn bị đồ nghề và đến phía Đông Ukraine để gia nhập các nhóm nổi dậy.

P.V

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.