Tin mới

Triều Tiên nã pháo vào Hàn Quốc vì muốn nhận viện trợ từ Bắc Kinh?

Thứ tư, 26/08/2015, 10:30 (GMT+7)

Hành động leo thang căng thẳng và nhanh chóng đạt thỏa thuận hạ nhiệt của Triều Tiên nhiều khả năng là một thông điệp gửi đến Trung Quốc.

Hành động leo thang căng thẳng và nhanh chóng đạt thỏa thuận hạ nhiệt của Triều Tiên nhiều khả năng là một thông điệp gửi đến Trung Quốc.

Chỉ chưa đầy một tuần sau sự kiện đấu pháo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hai bên đã nhất trị đạt được thỏa thuận "tháo ngòi nổ" chiến tranh.

Theo bài phân tích đăng tải trên Reuters, đằng sau thỏa thuận này có thể là những tín hiệu đàm phán giữa Triều Tiên và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất và là đồng minh duy nhất của Bình Nhưỡng.

Giới chức Triều Tiên và Hàn Quốc đạt thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Giới chức Bình Nhưỡng và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Tính chất khép kín của cả hai quốc gia khiến cho dư luận không thể biết chắc chắn liệu Trung Quốc có can thiệp vào tình hình căng thẳng trên báo đảo Triều Tiên.

Tác giả William Johnson đưa ra bình luận với ba năm kinh nghiệm làm việc cho Bộ Ngoại giao ở Trung Quốc và từng sinh sống gần biên giới Trung Quốc-Triều Tiên.

Xét về mặt lịch sử, mỗi khi Triều Tiên gây hấn với Hàn Quốc, Bình Nhưỡng muốn phô trương niềm tự hào quốc gia hoặc nhằm thu hút sự chú ý của Bắc Kinh. Điều đó dường như lại đúng trong trường hợp này.

Quan chức Trung Quốc và Triều Tiên có thể đã đàm phán tại khu vực biên giới của tỉnh Liêu Ninh, giống như những gì từng diễn ra trong những năm 2000. Cuộc thảo luận diễn ra chủ yếu xoay quanh nội dung Trung Quốc muốn kiềm chế căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên.

Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, hàng triệu người Triều Tiên sẽ xin tị nạn ở Trung Quốc. Do đó, lợi ích chính đáng nhất của Bắc Kinh là nhằm duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Cuộc thảo luận có thể tập trung vào những gì Triều Tiên mong muốn từ Trung Quốc chứ không phải Hàn Quốc. Bình Nhưỡng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong lĩnh vực lương thực, vũ khí và năng lượng.

Kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn chưa có cuộc gặp mặt với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn chưa có cuộc gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sự kiện căng thẳng xảy ra vừa qua có thể bắt nguồn từ yếu tố tài chính hoặc thiếu lương thực. Hạn hán xảy ra vào tháng Sáu vừa qua ở Triều Tiên có thể đã tác động tiêu cực đến sản lượng thu hoạch, so với những gì mà Chương trình Lương thực Thế giới ước tính.

Triều Tiên gần đây cũng mô tả hạn hán năm 2015 là thảm họa tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua. Ngoài ra, Triều Tiên cũng đóng cửa biên giới trong nhiều tháng vì lo ngại dịch bệnh Ebola.

Điều này có thể đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành du lịch dù còn hạn chế của Bình Nhưỡng nhưng vẫn đem lại nguồn tài chính quan trọng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhiều lần từ chối lời đề nghị gặp gỡ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Xét đến yếu tố tiêu cực liên quan đến tài chính, lương thực cũng như sự lạnh nhạt của Trung Quốc, hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng là điều dễ hiểu.

Trong khi dư luận quốc tế tập trung vào cuộc đàm phán tại ngôi làng Panmunjom - giới tuyến phân cách hai miền Triều Tiên, những kinh nghiệm từ quá khứ cho thấy, sự chú ý nên đổ dồn vào những hoạt động giữa biên giới Triều Tiên và Trung Quốc.

Ngay sau sự kiện xảy ra giữa hai miền Triều Tiên vào tháng 11/2009, các nhà quan sát đã nhìn thấy lương thực (chủ yếu là ngô) được vận chuyển qua tuyến đường sắt nối liền Trung Quốc và Triều Tiên. Ngoài ra, các xe tải Trung Quốc với các trang thiết bị hạng nặng cũng đột nhiên xuất hiện ở khu vực biên giới.

 

Dường như điều này đã một lần nữa tái hiện sau sự kiện đấu pháo giữa hai miền Triều Tiên. Bình Nhưỡng mong muốn gửi thông điệp yêu cầu viện trợ từ Trung Quốc.

Các nhà phân tích từng đặt ra câu hỏi vì sao Trung Quốc vốn là nhà sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới lại liên tục nhập khẩu và dự trữ ngô. Rõ ràng, không hề có sự trùng hợp khi các cơ sở dự trữ đều được đặt gần biên giới với Triều Tiên.

Trong khi dư luận hướng đến hành động của Mỹ nhằm bảo vệ Hàn Quốc, ít người biết rằng Trung Quốc là quốc gia nắm giữ sự ổn định của Triều Tiên, bằng việc cung cấp lương thực và nắm giữ hơn 90% nguồn năng lượng ở Bình Nhưỡng.

Những phản ứng của Trung Quốc cũng tỏ ra khác biệt so với những xung đột trong quá khứ. Hình ảnh đoàn xe quân sự Trung Quốc hiện diện cách biên giới Triều Tiên 30 km rõ ràng đã được sự cho phép chụp ảnh và đăng tải của chính quyền.

Điều này có thể chỉ ra rằng, Trung Quốc lo ngại hơn bao giờ hết về khả năng Bình Nhưỡng sụp đổ. Nếu như Triều Tiên cần đến sự hỗ trợ quân sự từ nước ngoài, Bắc Kinh muốn đảm bảo sẽ là quốc gia tiếp cận đầu tiên.

Tác giả William Johnson kết luận, hành động của Triều Tiên thời gian qua chủ yếu xuất phát từ yếu tố lương thực và năng lượng. Nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ cung cấp những gì mà Bình Nhưỡng mong muốn trong thời gian sớm nhất.

Đăng Nguyễn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news