Tin mới

Trung Quốc bị nghi dùng thủ đoạn mới để chiếm Biển Đông

Thứ sáu, 22/09/2017, 14:27 (GMT+7)

Trong một cuộc họp kín với các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trắng trợn tuyên bố vùng lãnh hải có tên gọi "Tứ Sa" mà theo đánh giá có thể là một thủ đoạn mới hòng chiếm Biển Đông.

Trong một cuộc họp kín với các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trắng trợn tuyên bố vùng lãnh hải có tên gọi "Tứ Sa" mà theo đánh giá có thể là một thủ đoạn mới hòng chiếm Biển Đông.

Theo Washington Free Beacon, trong cuộc họp kín với các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tại thành phố Boston hồi tháng trước, Ma Xinmin, Vụ phó Điều ước và Pháp luật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đề cập đến một cách diễn giải phi lý về chủ quyền phi pháp của nước này đối với Biển Đông.

Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" từ tháng 7/2012, nhằm thâu tóm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam (Trung Quốc gọi lần lượt là quần đảo "Nam Sa" và "Tây Sa"), bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là "Trung Sa"). Mới đây, Bắc Kinh đã thêm vào vùng thứ 4 ở phía bắc Biển Đông là quần đảo Đông Sa gần Hong Kong.

Ông Ma ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền với cái gọi là "Tứ Sa", ngang nhiên cho rằng đó là vùng lãnh hải lịch sử, một phần của thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc.

Đá Xu Bi tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cải tạo và xây thành đảo nhân tạo phi pháp. Ảnh: Digital Globe 

Các quan chức Mỹ dự cuộc họp bất ngờ trước chiến thuật mới của Trung Quốc bởi điều này chưa từng được đưa ra thảo luận.

Justin Higgins, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, Mỹ có Chính sách không đứng về bên nào trong những tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông. Nhưng lập trường nhất quán của Washington là các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải tuân thủ luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Jim Fanell, đại tá hải quân về hưu, từng là chỉ huy tình báo hạm đội Thái Bình Dương, cho rằng cái gọi là "Tứ Sa" dường như là "bước đi logic tiếp theo của Bắc Kinh trong việc 'cắt lát salami', nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền với Biển Đông" sau khi bị Tòa quốc tế bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò".

Theo ông, ục tiêu cuối cùng của Trung Quốc vẫn là kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Ông Fanell khuyên chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trước tiên nhắc nhở Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, sau đó, "Mỹ cần triển khai tàu sân bay hoặc một nhóm tác chiến viễn chinh thường trực ở Biển Đông nhằm đảm bảo Bắc Kinh biết rằng chúng ta không nói suông".

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news