Tin mới

Trung Quốc ngang nhiên đưa dân thường ra đá Chữ Thập

Thứ bảy, 16/01/2016, 14:35 (GMT+7)

Hôm 15/1, một máy bay dân dụng của hãng hàng không Hải Nam, Trung Quốc, đã hạ cánh  xuống đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mang theo gia đình của những binh sĩ đang đồn trú trại phép tại đây.

Hôm 15/1, một máy bay dân dụng của hãng hàng không Hải Nam, Trung Quốc, đã hạ cánh  xuống đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mang theo gia đình của những binh sĩ đang đồn trú trại phép tại đây.

Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc ngang nhiên công bố nước này đã cho phép nhóm người dân đầu tiên đến đá Chữ Thập mà nước này xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Những người này là thân nhân của các binh sĩ đồn trú trái phép tại đây.

Tuy nhiên, thông tin về thời điểm diễn ra vụ việc hiện còn mâu thuẫn giữa các báo Trung Quốc. Phiên bản tiếng Anh của Sina News ghi thời điểm diễn ra vụ việc là 15/1, tuy nhiên, những bức ảnh đã xuất hiện trên một diễn đàn Trung Quốc hôm 14/1.

Đến ngày 15/1, các trang báo tiếng Trung của Hoàn cầu, Sina, China.com, đồng loạt đăng lại, nhưng không nêu nguồn cụ thể, chỉ cho biết các bức ảnh lộ trên mạng trong những ngày gần đây.

Máy bay của hãng Hải Nam Airlines chở dân thường hạ cánh trái phép trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Sina

Trước đó, ngày 2/1 và 6/1, Trung Quốc điều các máy bay dân sự đáp xuống đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là khu vực đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3.000 m, là một trong 3 đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các đá và rạn san hô chiếm đóng của Việt Nam. Đây cũng là đường băng đầu tiên được sử dụng trong khu vực.

Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá này bị Trung Quốc chiếm giữ và bồi đắp thành đảo nhân tạo.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 2/1 và 7/1 đã trao công hàm cho Trung Quốc, phản đối hoạt động đưa máy bay ra đá Chữ Thập. Công hàm khẳng định rõ hoạt động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an toàn, an ninh hàng không trong khu vực Biển Đông.

Philippines, Nhật, Mỹ cũng bày tỏ quan ngại việc làm của Trung Quốc nhắm tới các mục đích quân sự, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news