Tin mới

Truyền thông Trung Quốc loan tin sai trái gì về Việt Nam?

Thứ năm, 29/05/2014, 11:35 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Vụ tàu\nDNa90152 của ngư dân Đà Nẵng bị gần 40 tàu của Trung Quốc bao vây và bị đánh\nchìm vào lúc 17h chiều ngày 26/5 đã chứng minh hành động bất chấp, “khủng bố”,\nthậm chí còn được gọi là “sát nhân” của Trung Quốc khi cố ý đâm hại tàu Việt Nam. Về vụ việc\nnày, truyền thông Trung Quốc đã lan truyền những tin tức hoàn toàn sai trái, vô\ncăn cứ.

(Tinmoi.vn) Vụ tàu DNa90152 của ngư dân Đà Nẵng bị gần 40 tàu của Trung Quốc bao vây và bị đánh chìm vào lúc 17h chiều ngày 26/5 đã chứng minh hành động bất chấp, “khủng bố”, thậm chí còn được gọi là “sát nhân” của Trung Quốc khi cố ý đâm hại tàu Việt Nam. Về vụ việc này, truyền thông Trung Quốc đã lan truyền những tin tức hoàn toàn sai trái, vô căn cứ.

Truyền thông Trung Quốc loan tin sai trái gì về Việt Nam?

Tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam tại biển Đông

Truyền thông Trung Quốc đã loan tin tàu Việt Nam “quấy rối” các tàu của họ.

Hãng Beijing News đưa tin: “Tàu Việt Nam đã bị lật khi cố gắng đâm vào giàn khoan của chúng ta. Tất cả thuyền viên trên tàu đã được cứu sống và Trung Quốc đã cảnh báo Việt Nam ngừng gây rắc rối cho mình.”

Thực tế, tàu Đà Nẵng của Việt Nam đã bị 40 tàu hải giám Trung Quốc bao vây khi đang cách giàn khoan đặt trái phép của Trung Quốc 17 hải lý-là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tàu Việt Nam sau đó đã bị tàu cá của Trung Quốc số 11209 đâm chìm.

Ngay sau khi bị đâm, tàu ĐNa 90152 đã bị phá nước và chìm, tàu ĐNa 90508 đang ở gần đó đã cứu vớt được toàn bộ 10 ngư dân, hiện sức khỏe các ngư dân ổn định.

Báo Beijing Youth Daily nói rằng Việt Nam đã “lờ đi các cảnh báo” và “quấy rối” hoạt động của giàn khoan. Báo cáo này dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Yi Xianliang ở Bắc Kinh nói rằng Việt Nam đã “gây rắc rối” nhưng Trung Quốc vẫn “kiềm chế và kiểm soát được tình hình”.

Li Guoqiang, một nhà sử học tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho tờ Nhật báo Trung Quốc biết, mục đích của những hành động “tiếp tục quấy rối” của Việt Nam không chỉ nhằm phá hoại hoạt động kinh doanh của Trung Quốc mà còn tạo điều kiện cho Hà Nội tuyên bố chủ quyền ở vùng biển của họ.

Tiếp tục đưa ra những luận điệu vô căn cứ tương tự, Liu Heping, một nhà phê bình của hãng truyền hình Shenzhen Satellite TV nói rằng Việt Nam muốn “ép Bắc Kinh” “rút lui” và “chia sẻ những lợi ích kinh tế” về việc khai thác trên biển Đông.

“Điều kiện thời tiết ở biển Đông rất ôn hòa và đang thuận buồm xuôi gió, vì vậy, không có lý do gì xảy ra các vụ đụng độ tàu thương mại và tàu cá thông thường nào gần đây… Trung Quốc đang cảnh báo Việt Nam rằng nếu Việt Nam kiên quyết… và tiếp tục sử dụng các tàu biển ngụy trang thành tàu cá để gây ra các vụ va chạm, Trung Quốc sẽ không e sợ phải thách thức và sẽ trả đũa hay thậm chí đánh chìm những tàu này”, ông nói.

Nhưng những hành động khiêu khích, cố tình tấn công các tàu Việt Nam của Trung Quốc là không thể chối cãi. Tàu Trung Quốc nhiều lần vây quanh chặn mũi, ép sát, đe dọa phun vòi rồng,  chiếu đèn pha… vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Trong ngày (26/5) tàu Đà Nẵng của Việt Nam bị bao vây và đánh chìm, phía Trung Quốc đã duy trì 113 tàu, trong đó có tàu tên lửa tấn công nhanh, ngoài ra có cả tàu quét mìn hoạt động quanh khu vực giàn khoan. Các tàu Trung Quốc thường tổ chức nhóm từ 8-10 tàu áp sát tàu cá của Việt Nam nhằm vây ép, đâm va, phun nước. Những biểu hiện này của các tàu Trung Quốc không có dấu hiệu giảm khi tàu Việt Nam tiến hành áp sát giàn khoan 5-6 hải lý.

Wag Xiaopeng, một chuyên gia hàng hải tại Học viên Khoa học xã hội của Trung Quốc cho tờ Global Times biết, Trung Quốc sẽ chuẩn bị “tinh thần và vật chất cho những hoạt động quấy rối từ Việt Nam.”

Ông cảnh báo: “Việt Nam đang cố gắng mở rộng vùng tranh chấp ở biển Đông thông qua những tuyên bố về lãnh thổ với quần đảo Hoàng Sa và tìm kiếm “những thủ tục pháp lý” về vấn đề này.

Philippines đã đệ đơn lên tòa án quốc tế trong khi đang ủng hộ Việt Nam tìm kiếm sự phân giải quốc tế trong vụ việc với Trung Quốc.”

Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu các tổ chức tài phán quốc tế, kể cả Liên hợp quốc, bác bỏ việc Trung Quốc viện dẫn cho mình có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.

Hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bởi khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mọi hành động khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác là vi phạm, Trung Quốc không thể đơn phương, tùy tiện làm việc đó nếu không có sự đồng ý của quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế.

Truyền thông Trung Quốc cũng chỉ trích Nhật Bản vì “động cơ” “giúp đỡ” Việt Nam qua những vụ đụng độ gần đây.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói sau vụ đánh chìm tàu cá Việt Nam, "những nước liên quan nên ngừng các hành động đơn phương làm căng thẳng leo thang.”

Phát ngôn viên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang còn chỉ trích gay gắt các lãnh đạo Nhật Bản cố gắng “bắt cá trong vùng nước động để đạt được những động cơ ẩn chứa đằng sau.”

Một báo cáo từ hãng thông tấn quốc gia Xinhua cũng nhấn mạnh rằng Nhật Bản đang “sắp xếp lại cán cân quyền lực trong khu vực” bằng cách ủng hộ Việt Nam và chỉ trích Philippines vì những “hành động khiêu khích” của họ.

Hãng tin tức này nói: “Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho thấy ý muốn hỗ trợ cho những quốc gia trong vùng lãnh hải tranh chấp với Trung Quốc”, và nói thêm về vụ Nhật sẽ cung cấp tàu hải giám cho Việt Nam nhằm “giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực.”

Một bài báo trên tờ Nhật báo Ta Kung Pao bình luận rằng, ông Abe ủng hộ Việt Nam và Philippines là có “mục đích rõ ràng.”

Tờ báo này nói: “Ông ấy muốn hỗ trợ cho các quốc gia ở Đông Nam Á, đầu tiên bao gồm Việt Nam và Philippines. Bằng cách trợ giúp họ trong cuộc xung đột với Trung Quốc, Nhật Bản đang cố gắng chuyển những căng thẳng ngoại giao ra xa khu vực Đông Bắc Á.”

Bài bình luận còn lớn tiếng cảnh báo Việt Nam rằng Nhật “có âm mưu riêng” và lưu ý về mối quan hệ hữu nghị với cả Nhật và Mỹ.

Mặc dù tỏ ra ngoan cố về những hành động cố ý gây bất ổn ở biển Đông nhưng Trung Quốc không thể "che mắt" được dư luận và sự ủng hộ của quốc tế về lẽ phải. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành vi sai trái, bất hợp pháp.

Như ông Sicard, một người Pháp trong nhóm cộng đồng quốc té xuống đường ủng hộ Việt Nam nói: "Trung Quốc đã hành động một cách đơn phương. Giống như họ vào nhà bạn, yên vị ở đó rồi và khi bạn tỏ thái độ thì cáo buộc bạn là không thân thiện. Điều đó là không thể chấp nhận được."

Chi MK (Tham khảo BBC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news