Tin mới

Vì sao những nữ robot khác có tóc, trong khi Sophia lại để đầu trọc?

Thứ bảy, 14/07/2018, 09:23 (GMT+7)

Robot và AI thường mặc định được coi là nữ, và chúng cũng phải đối mặt với những định kiến không khác gì phụ nữ thật.

Robot và AI thường mặc định được coi là nữ, và chúng cũng phải đối mặt với những định kiến không khác gì phụ nữ thật.

Trong bộ phim kinh dị The Stepford Wives (Những bà vợ ở Stepford) dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên, ra mắt vào năm 1972 của tác giả Ira Levin thì: Có một cặp vợ chồng chuyển đến sống ở khu ngoại ô toàn người giàu.

Người vợ, Joanna Eberhart, bắt đầu để ý thấy những bà vợ láng giềng sống rất nghiêm chỉnh, toàn tâm toàn ý chăm lo cho gia đình theo cách rất kỳ lạ và máy móc.

Vì sao những nữ robot khác có tóc, trong khi Sophia lại để đầu trọc? - Ảnh 1.

The Stepford Wives (Những bà vợ ở Stepford)

Cô lên kế hoạch điều tra và phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: Họ không phải là con người, tất cả những bà vợ này đều là robot, bị chồng thay thế để phục vụ theo ý muốn. Và không may, chồng của Joanna cũng đang có ý định tham gia câu lạc bộ lang quân máu lạnh xứ Stepford.

Dù là phim sci-fi, The Stepford Wives phần nào hé lộ sự lo lắng của con người trong hơn 100 năm qua: Robot sẽ chiếm lĩnh thế giới này và đặt dấu chấm hết cho nhân loại.

Đến nay, nỗi ám ảnh của người Mỹ nói riêng, thế giới nói chung dần vượt ra khỏi trí tưởng tượng. Robot ngày một giống con người hơn, từ hành động, cách đi lại và trò chuyện.

Vì sao những nữ robot khác có tóc, trong khi Sophia lại để đầu trọc? - Ảnh 2.

Nữ robot trong The Tonight Show with Jimmy Fallon

Chào đời vào ngày 19/4/2015, nữ robot Sophia là tác phẩm của David Hanson, chuyên gia nghiên cứu về robot của Mỹ, đồng thời là CEO của công ty Hanson Robotics do chính ông thành lập.

Sophia từng khiến tài tử Jimmy Fallon giật mình thon thót khi tham gia The Tonight Show with Jimmy Fallon; xuất hiện trên trang bìa của Elle Brazil; được trao quyền công dân ở Saudi Arabia; Và hôm nay cô xuất hiện tại Diễn đàn cách mạng công nghiệp 4.0 tại Hà Nội trong tà áo dài thân thuộc nhưng vẫn giữ nguyên cái đầu trọc lốc.

Vì sao những nữ robot khác có tóc, trong khi Sophia lại để đầu trọc? - Ảnh 3.
 

Robot, tất nhiên, cũng cần quần áo để che đậy sự lõa lồ cơ học để trông giống con người nhất có thể. Tương tự như búp bê, chúng được mặc quần áo theo ý của chúng ta. Tuy nhiên, quá trình tự nhận thức của máy móc liệu có chịu thành kiến cố hữu ăn sâu trong nhiều nền văn hóa: Phụ nữ phải ăn mặc thế nào, tóc tai ra sao và nhiều kỳ vọng về phong cách khác?

Vì sao những nữ robot khác có tóc, trong khi Sophia lại để đầu trọc? - Ảnh 4.

Erica, nữ robot "xinh nhất thế giới"

Ví dụ rõ ràng nhất về điều này là Erica, một robot đến từ Nhật Bản, được tạo ra bởi Hiroshi Ishiguro Laboratories. Được coi là "robot xinh nhất thế giới", diện mạo của Erica là tổng hòa của 30 khuôn mặt phụ nữ xinh đẹp được chọn lọc bởi cha đẻ Hiroshi Ishiguro. Erica thường xuất hiện với vẻ đẹp trung tính, trang điểm nhẹ nhàng, trang phục giản dị và đôi mắt biết cười.

Dường như, Erica phản ánh khát khao về một người phụ nữ mang vẻ đẹp lý tưởng.

Còn Sophia thì táo bạo hơn nhiều. Cổ thường xuất hiện mà không đội tóc giả, phía sau cái đầu trọc lốc là phần nắp trong suốt để thế giới có thể chiêm ngưỡng bộ não máy tính. Chỉ có khuôn mặt, cổ và một số chi tiết được bọc silicon. Còn lại hoàn toàn là cơ giới.

Tuy nhiên, Sophia vẫn mang nặng những tiêu chuẩn mang tính con người như Erica. Trừ cái đầu trọc, diện mạo của Sophia lấy cảm hứng từ nét đẹp cổ điển của nữ minh tinh Audrey Hepburn: "Da trắng sứ, sống mũi thon gọn, gò má cao, nụ cười lạnh lùng hấp dẫn, đôi mắt có hồn biết thay đổi màu sắc theo ánh sáng..."

Vì sao những nữ robot khác có tóc, trong khi Sophia lại để đầu trọc? - Ảnh 5.

Nữ minh tinh Audrey Hepburn

Stylist không chính thức của Sophia, Jeanne Lim, giám đốc tiếp thị của Hanson Robotics, nói rằng họ không có một triết lý phong cách nhất định dành cho nữ robot này. Họ chỉ giúp Sophia "mặc những thứ giúp cô ấy trở nên xinh đẹp".

"Chúng tôi không muốn giới hạn cô ấy theo những gì chúng tôi muốn. Sophia nên đẹp theo cách mà cô ấy muốn", Lim nói.

Một trường hợp khác, JiaJia, nữ robot được phát triển bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Cô này thường ăn vận theo kiểu Hán - Đường cổ đại, cụ thể, JiaJia mang theo giấc mơ trong truyện cổ tích Trung Quốc: Nàng tiên xinh đẹp, chui ra từ vỏ ốc để giúp ân nhân dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn rồi lại chui vào vỏ ốc (không khác gì truyện Tấm Cám).

Vì sao những nữ robot khác có tóc, trong khi Sophia lại để đầu trọc? - Ảnh 6.
 
Vì sao những nữ robot khác có tóc, trong khi Sophia lại để đầu trọc? - Ảnh 7.

Nữ robot JiaJia, "nàng tiên trong vỏ ốc" của người Trung Quốc

Trên thực tế, nàng tiên trong vỏ ốc rõ ràng là nguyên mẫu của robot phục vụ. Chính Trần Tiểu Bình, cha đẻ của JiaJia cũng phải công nhận như vậy.

Các chuyên gia về robot cho rằng, ngày nào đó trong tương lai gần, robot sẽ tự biết quyết định nên mặc gì, để tóc ra sao. Còn hiện tại, diện mạo của robot nói chung vẫn đang chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau.

Chúng ta có Erica và JiaJia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Á Đông, có Sophia mạnh mẽ và độc lập theo kiểu phụ nữ phương Tây. Quan điểm và tư duy khác nhau sẽ tạo nên những sản phẩm khác nhau, robot cũng vậy.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news