Tin mới

Video: “Lá chắn Chim ưng” – "sát thủ" diệt UAV sắp ra lò

Thứ năm, 21/01/2016, 10:25 (GMT+7)

Khi mà các máy bay không người lái (UAV) trở nên phổ biến hơn, các quan chức an ninh ngày càng quan ngại về những nguy hiểm do thiết bị nhỏ bé, khó phát hiện này đặt ra. Một công ty hàng không vũ trụ của Italia đã có ý tưởng tạo ra một hệ thống chống máy bay không người lái có tên gọi "Lá chắn Chim ưng" (Falcon Shield).

Khi mà các máy bay không người lái (UAV) trở nên phổ biến hơn, các quan chức an ninh ngày càng quan ngại về những nguy hiểm do thiết bị nhỏ bé, khó phát hiện này đặt ra. Một công ty hàng không vũ trụ của Italia đã có ý tưởng tạo ra một hệ thống chống máy bay không người lái có tên gọi "Lá chắn Chim ưng" (Falcon Shield).

Những máy bay không người lái được điều khiển từ xa trước còn khan hiếm, giờ đã trở nên phổ biến. Hồi tháng 10/2015, chính phủ Mỹ ước tính có hơn 1 triệu chiếc UAV ở mọi kích thước, hình dạng được dự kiến bán ra trong mùa Giáng sinh vừa qua.

Mặc dù chúng có mặt ở khắp nơi nhưng Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã thất bại trong việc phát triển những quy định chặt chẽ xem những máy bay không người lái có thể bay khi nào, ở đâu và đưa ra một số vụ tai nạn nổi tiếng từ năm 2014 - trong đó có vụ tai nạn khi hạ cánh của một UAV nhỏ trên bãi cỏ của Nhà Trắng - khiến các quan chức an ninh lo lắng về nguy cơ do loại máy bay này gây ra.

Để làm giảm bớt những lo lắng này, công ty hàng không Selex đã phát triển hệ thống phòng không có tên gọi "Lá chắn chim ưng". Kết hợp radar, camera và microphone, hệ thống này có thể phát hiện, xác định, theo dõi và bắn hạ những máy bay không người lái nhỏ.

Falcon Shield có thể sử dụng đặc điểm bay cao của Selex ES, cảm biến giám sát điện tử và quang điện thụ động, kết hợp với radar riêng cho từng trường hợp", website của công ty cho biết.

[mecloud]Y8rA5TOYKa[/mecloud]

"Những điều này sẽ tích hợp đầy đủ khả năng phát hiện, xác định và theo dõi mối đe dọa, cho phép Falcon Shield hoạt động trong những môi trường đa dạng, từ vùng rộng cho tới khu vực nhiều tiếng ồn, "những con hẻm ở thành thị".

Được thiết kế để làm nhiệm vụ trong các khu vực có khả năng dễ bị tổn thương như sân bóng đá, nhà máy điện hạt nhân, Falcon Shield cũng có tính năng điều khiển từ xa, có thể hoạt động trong khu vực đông dân cư.

Sau khi phát hiện, Falcon Shield có thể giành quyền kiểm soát một máy bay không người lái bay sai và cho nó tiếp đất một cách an toàn. Hệ thống này cũng có thể theo dõi các tín hiệu radio gốc điều hành UAV.

Trang web của nhà sản xuất cho biết: "Kết hợp trong hệ thống Falcon Shield là khả năng tấn công điện tử độc đáo của Selex ES, giúp người sử dụng có khả năng phá vỡ hoặc kiểm soát mối đe dọa".

"Bởi Falcon Shield vốn linh hoạt, khả năng tấn công điện tử của nó có thể được bổ sung bằng việc tích hợp thêm, các cơ quan phản ứng động lực học tùy chọn".

Selex sẽ đưa sản phẩm của mình tới cuộc tập trận chung Mỹ - Anh vào tháng 4 tới.

Bảo Linh (theo Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news