Tin mới

Vũ khí quan trọng nhất mà châu Á đang khao khát

Thứ năm, 25/02/2016, 11:44 (GMT+7)

Nhiều năm không quan tâm đến chiến tranh bề mặt do thiếu đối thủ đáng tin khiến lực lượng hải quân của nhiều nước phương Tây (trong đó có Australia) đã bị Nga và Trung Quốc vượt mặt về các loại tên lửa chống tàu tầm xa. Tờ National Interest của Mỹ đã đăng tải bài viết của chuyên gia Christopher Cowan trong đó nhận định tên lửa chống tàu tiếp theo của Mỹ chính là loại vũ khí mà nhiều nước đang muốn có.

Nhiều năm không quan tâm đến chiến tranh bề mặt do thiếu đối thủ đáng tin khiến lực lượng hải quân của nhiều nước phương Tây (trong đó có Australia) đã bị Nga và Trung Quốc vượt mặt về các loại tên lửa chống tàu tầm xa. Tờ National Interest của Mỹ đã đăng tải bài viết của chuyên gia Christopher Cowan trong đó nhận định tên lửa chống tàu tiếp theo của Mỹ chính là loại vũ khí mà nhiều nước đang muốn có.

Ngày 4/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố Hải quân Mỹ đã phát triển một tên lửa chống tàu mới  -  Standard Missile 6 (SM-6). Nhưng tên lửa "mới" này có vẻ không mới. SM-6 được đưa vào phục vụ có giới hạn trong Hải quân Mỹ và là vũ khí chống tên lửa, phòng không tầm xa có năng lực nhất từ năm 2013. SM-6 ước tính có tầm bắn hơn 370 km và tốc độ bay Mach 3,5 nên có khả năng tấn công kẻ thù ở xa mà ít gây náo động radar phòng thủ.

Thông tin này được đưa ra ở thời điểm mà có nhiều nước trên khắp thế giới than phiền về việc thiếu hụt một tên lửa chống tàu tầm xa có khả năng của Hải quân Mỹ. Kể từ khi biến thể chống tàu của tên lửa AGM-65 Tomahawk "về vườn" vào năm 1994, Hải quân Mỹ đã muốn có được một tên lửa chống tàu siêu âm tầm xa và đã tin tưởng vào các tên lửa SM-2, RGM-84 Harpoon ngắn hơn, chậm hơn (trong đó SM-2 là tiền thân của SM-6, có khả năng chống tàu hạn chế) để đáp ứng yêu cầu tên lửa đất đối đất của mình. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ không phải là lực lượng duy nhất có thiếu hụt này. Nhiều năm không quan tâm đến chiến tranh bề mặt do thiếu đối thủ đáng tin khiến lực lượng hải quân của nhiều nước phương Tây (trong đó có Australia) đã bị Nga và Trung Quốc vượt mặt về các loại tên lửa này.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, USS Hopper (DDG 70) được trang bị hệ thống vũ khí tích hợp Aegis phóng tên lửa chống tàu RIM-161 Standard Missile (SM). Ảnh: Flickr/Bộ Quốc phòng Mỹ

Từ những năm 1980, Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) đã tin tưởng lựa chọn Harpoon làm tên lửa chống tàu. Trong khi rất linh hoạt (có thể được phóng từ máy bay, tàu nổi, tàu ngầm) thì Harpoon lại chỉ có tốc độ cận âm và tầm bắn khoảng 130 km. Nếu so với tên lửa chống tàu mới nhất của Trung Quốc (YJ-18), Harpoon không là gì bởi YJ-18 có tầm bắn khoảng 537 km. Điều đó có nghĩa là những tàu được trang bị Harpoon của RAN không những không bắn tới nhiều kẻ thù tiềm ẩn mà còn không đủ thời gian phản ứng nếu bị bắn.

Điều này dẫn tới nhiều khả năng tàu của RAN bị tiêu diệt, đặc biệt khi hoạt động tại khu vực đang tranh chấp. Để bù đắp cho tầm bắn và tốc độ của Harpoon, RAN dựa vào các vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tấn công hoặc tuần tra tầm xa để tìm kiếm, phát hiện ra những mối đe dọa trên bề mặt trước khi họ nhắm tới các tàu của RAN.

Trong một khu vực tác chiến - máy bay, tàu thuyền không phải của kẻ địch có thể bị hạn chế hoặc chặn lại như ở Hoa Đông hoặc Biển Đông - các tàu của RAN có thể bị các tên lửa chống tàu tầm xa hơn, tốc độ nhanh hơn của kẻ thù tấn công.

Sau đó, biến thể chống tàu mới của SM-6 là tin tốt lành cho Australia. Việc mua lại SM-6 trong tương lai sẽ cung cấp cho RAN phương tiện để thu hẹp phần nào khoảng cách năng lực. 3 tàu khu trục phòng không (AWD) mới kết hợp với Hệ thống phóng thẳng hỏa tiễn (VLS) Mark 41 sẽ cho phép chúng được trang bị SM-6. Trong thực tế, dự án SEA 1360 của Bộ Quốc phòng Australia đã dự định làm như vậy. Theo lịch trình của SEA 1360, các SM-6 gắn trên AWD sẽ có thể được đưa vào hoạt động từ năm tài chính 2021 đến 2024.

Tuy nhiên, dựa vào SM-6 như phương tiện tấn công và phòng thủ tầm xa chính của AWD có thể khiến các chỉ huy tàu phải đối mặt với tình thế đáng lo ngại. Sử dụng một SM-6 chống lại một tàu bề mặt của kẻ thù nghĩa là sẽ bớt đi một tàu có thể sử dụng trong nhiệm vụ chính của AWD là phòng không. VLS Mark 41 trên AWD có thể chứa tới 48 tên lửa SM-6 nhưng một khi tên lửa bị phóng hết, nó không thể bổ sung thêm đạn cho tới khi trở về cảng. Các chỉ huy tàu sẽ phải sử dụng SM-6 một cách hạn chế tùy trường hợp và điều này không phải lý tưởng khi đang giao chiến.

Một phần giải pháp dài hạn được đưa ra cho vấn đề này là tên lửa chống tàu siêu âm, tầm xa chuyện dụng để tiêu diệt tàu địch. Vắng đi điều này, RAN vẫn có một số lựa chọn có thể thích hợp với VLS Mark 41 để trang bị cho hầu hết các tàu hiện nay và sau này của họ. Một trong số đó là tên lửa chống tàu tầm xa (LRASM) đang được Hải quân Mỹ phát triển. Trong khi tốc độ cận âm của LRASM là không lý tưởng thì nó lại có tầm bắn đạt tới hơn 926 km và có tính năng tàng hình.

Một lựa chọn khác là biến thể chống tàu mới của tên lửa Tomahawk, gần đây đã được thử nghiệm, có khả năng tấn công một con tàu đang di chuyển. Tomahawk là một thiết kế đã được chứng minh và có tầm bắn lên đến 1.852 km, sẽ cung cấp cho các tàu của RAN khả năng nhắm tới kẻ thù trước khi bị phát hiện. Tuy nhiên, trong khi tên lửa Tomahawk cũng có tốc độ cận âm thì nó lại thiếu tính năng tàng hình của LRASM. Vì thế, nó dễ bị hệ thống phòng không của đối phương phát hiện.

Cho dù Hải quân Mỹ sẽ lựa chọn LRASM hay tên lửa chống tàu Tomakawk làm tên lửa chống tàu chính của mình thì vẫn chưa được biết đến cho tới cuộc đua vào năm 2017. "Người chiến thắng" - được trang bị thêm các cảm biến - sẽ giúp RAN lấp đầy những thiếu hụt trong khả năng của mình cho tới cuối năm 2020. Cho tới khi đó, SM-6 sẽ đảm nhận vai trò này.

Bảo Linh (theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news