Tin mới

Xung đột biển Đông: “Hiện thực hóa tham vọng mở rộng lãnh thổ” của TQ

Thứ tư, 14/05/2014, 16:00 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trước tình hình biển Đông ngày một căng thẳng, tờ Bloomberg News của Mỹ đã có bài bình luận về việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là hành động nhằm “hiện thực hóa tham vọng mở rộng lãnh thổ” của Trung Quốc.

(Tinmoi.vn) Trước tình hình biển Đông ngày một căng thẳng, tờ Bloomberg News của Mỹ đã có bài bình luận về việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là hành động nhằm “hiện thực hóa tham vọng mở rộng lãnh thổ” của Trung Quốc.

 Trong đêm tối, từ tàu CSBVN, thượng úy Phan Chi Cuong có thể nhìn thấy những ánh đèn vàng phát ra từ giàn khoan dầu cách đó khoảng 10 hải lý. Giàn khoan Haiyang Shiyou 981của một công ty Trung Quốc được di dời vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hôm mồng 1/5.

Hàng chục con tàu làm xáo trộn cả một vùng biển, chơi trò “mèo vờn chuột” tại khu vực giàn khoan. Tại khu vực biển giàu tại nguyên thuộc quần đảo Hoàng Sa trong nhiều ngày qua, 2 quốc gia đã có những cuộc đụng độ khiến tình hình căng thẳng ngày một leo thang.

Thượng úy Phan Chi Cuong, hiện đang làm việc trên tàu CSB.8003 cho biết ngày hôm nay, tàu của anh cách giàn khoan khoảng 6,5 hải lý và trước đó từng bị 2 tàu Trung Quốc rượt đuổi và đâm vào mạn. Đã 4 lần tàu Trung Quốc cắt trước mũi tàu Việt Nam.

Tàu của anh Cuong có 50 thuyền viên, có mặt trên biển từ ngày 5/5 và ở cách giàn khoan khoảng 6 hải lý trước khi bị tấn công buộc phải quay trở lại. Anh đã chứng kiến 1 tàu Việt Nam khác bị đâm. Các thuyền viên trong cabin phải thay phiên nhau điều khiển đưa tàu trở về

"Chúng tôi phải bảo vệ chủ quyền và người dân của chúng tôi. Từ khi ra biển, căng thẳng chưa hề giảm đi. Chúng tôi sẽ ở đây cho đến khi nào Trung Quốc rút giàn khoan về nước. Mục đích của chúng tôi là đuổi họ khỏi vùng đặc quyền kinh tế cảu Việt Nam”, anh Cuong nói.

Xung đột tại biển Đông có nguy cơ gây tổn hại cho Trung Quốc - đối tác thương mại lớn của Việt Nam với việc người dân Việt Nam tuần hành phản đối ở các thành phố lớn kể từ sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ lại từ năm 1991. Điều này có thể kéo Việt Nam xích lại gần Mỹ và xem đó như một bước đệm chiến lược và quân sự để chống lại Trung Quốc. Và rất có thể, Việt Nam cũng sẽ tìm sự hỗ trợ từ Philippines và Nhật Bản, 2 quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu CSBVN. Ảnh: AP

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu CSBVN. Ảnh: AP

Thay đổi chiến thuật

Anh Cương cho biết tàu của anh cách giàn khoan khoảng 3 hải lý trong ngày 6/5. Trong những ngày qua, các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần thay đổi chiến thuật để bảo vệ vành đai quanh khu vực giàn khoan.

"Phía Trung Quốc đã ngăn chúng tôi xâm nhập vào khu vực giàn khoan từ xa. Trước đây chúng tôi chỉ cần cách giàn khoan khoảng 10 hải lý là sẽ không có tàu Trung Quốc ra xua đuổi nhưng giờ chỉ cần ở cách 8-10 dặm là họ cho tàu ra đuổi theo”.

Theo các nhà phân tích, lựa chọn trước mắt của Việt Nam là hạn chế việc bành trướng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Và có lẽ Việt Nam phải chờ đến khi Trung Quốc hoàn thành việc thăm dò và rút giàn khoan về để tránh xung đột.

“Hiện thực hóa tham vọng mở rộng lãnh thổ”

Những diễn biến căng thẳng vừa qua thể hiện “sự phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quân sự chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc để hiện thực hóa tham vọng mở rộng lãnh thổ của mình”, giáo sư Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra nói. “Trung Quốc giờ sẽ đơn phương áp đặt các đặc quyền của mình và điều này sẽ khiến căng thẳng diễn ra liên tục và có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng”,

“Gây nhiễu”

Trung Quốc đã nhiều lần cho tàu đâm vào tàu CSBVN tại khu vực giàn khoan Haiyan Shiyou 981. Ngày 13/5, Báo Thanh Niên đưa tin tức Trung Quốc đưa 86 tàu tới khu vực giàn khoan, trong đó có một tàu ngầm và một tàu tên lửa.

“Trong bối cảnh cả Philippines và Nhật Bản cũng đang đối mặt với những vấn đề tương tự như Việt Nam, tôi cho rằng một chiến lược rất quan trọng là cả ba nước cùng lên tiếng về vấn đề này”, ông Vishnu Varathan, phụ trách kinh tế tại Ngân hàng Mizuho chi nhánh Singapore nói.

Việt Nam có thể nhờ Mỹ giúp tăng cường lực lượng cảnh sát biển. Mỹ cũng có thể chia sẻ dữ liệu vệ tinh với Việt Nam tại những vùng biển đang bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, ông Thayer nói. Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ sẽ cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam trong năm nay. 

Bảo Linh (Bloomberg News)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news