Tin mới

Tình hình Biển Đông căng thẳng khi Trung Quốc đưa tên lửa đến Hoàng Sa

Thứ năm, 18/02/2016, 11:31 (GMT+7)

Việc Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm ở Biển Đông ngay lúc Tổng thống Barack Obama đang cố củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực, nhấn mạnh nguy cơ xung đột ngày một tăng giữa Trung Quốc, các nước láng giềng và Mỹ.

Việc Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm ở Biển Đông ngay lúc Tổng thống Barack Obama đang cố củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực, nhấn mạnh nguy cơ xung đột ngày một tăng giữa Trung Quốc, các nước láng giềng và Mỹ.

Một ngày sau khi ông Obama tham gia hội nghị thượng đỉnh với 10 nhà lãnh đạo các nước Đông Nam Á tại California, một quan chức Mỹ nói rằng Lầu Năm Góc đã có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm của Việt Nam.

Tại cuộc họp, ông Obama đã đưa ra lời cảnh báo Trung Quốc, tuyên bố rằng Mỹ sẽ tiếp tục "bay, đi tàu và hoạt động tại bất cứ nào nào mà luật pháp quốc tế cho phép" và "chúng tôi sẽ ủng hộ tất cả các nước khác làm như vậy". Ông cho biết bình đã thảo luận với các nhà lãnh đạo về việc cần thiết ngừng cải tạo và quân sự hóa các đảo ở Biển Đông.

"Những gì Trung Quốc đang làm là đáng lo ngại bởi rõ ràng là họ đang tăng cường khả năng giám sát và duy trì sự hiện diện vượt quá xa những gì mà họ có trước đây", ông Kenneth G.Lieberthal, một học giả và chuyên gia cao cấp về Trung Quốc tại Viện Brookings nói.

Nhưng ngay cả khi Bắc Kinh cải tạo đất để củng cố yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông thì Mỹ có khả năng sẽ di chuyển một cách thận trọng, các cựu quan chức và những người còn đương nhiệm cho biết. Mỹ không muốn có một cuộc đối đầu quân sự với Trugn Quóc về chủ quyền lãnh thổ tại khu vực mà Mỹ không có vị thế.

Hơn nữa, các nước châu Á vẫn còn chia rẽ về việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc như thế nào. Các nước có biển như Việt Nam và Philippines thì đẩy mạnh những hành động tích cực hơn trong khi các nước lục địa như Lào, Campuchia - có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc - lại không muốn chọc giận nước láng giềng.

Sự chia rẽ này thể hiện rất rõ trong cách diễn đạt của tuyên bố chung được đưa ra vào cuối cuộc họp ở California. Bản tuyên bố khẳng định sự cần thiết của tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình nhưn lại không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc hay Biển Đông.

Một quan chức chính quyền cấp cao cho biết các hệ thống vũ khí mà Trung Quốc đưa lên hòn đảo không hơn gì ngoài tín hiệu mà nó gửi tới cho các nước láng giềng.

Động thái này của Trung Quốc dường như là sự trùng hợp ngẫu nhiên mặc dù công bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi cuộc họp thượng đỉnh kết thúc.

Ảnh vệ tinh cho thấy một phần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong ngày 3/2 (trái) và ngày 14/2 (phải). Nguồn: ImageSat International

Một quan chức Mỹ giấu tên đã không thể cung cấp chi tiết xem có bao nhiêu tên lửa được đưa lên đảo Phú Lâm hay chúng đã được đưa dếnđó bao lâu. Nhưng một quan chức khác cho biết các tên lửa đã sẵn sàng tác chiến. Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng đưa ra tuyên bố hôm 17/2 rằng các tên lửa phòng không đã có mặt trên đảo.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không xác nhận hay phủ nhận việc này mà chỉ đưa ra lưu ý rằng Hải quân và Không quân Trung Quốc đã duy trì lực lượng tại quần đảo Hoàng Sa "trong nhiều năm".

Bộ này vẫn lặp lại điệp khúc quần đảo Hoàng Sa là của họ và họ "có quyền lợi chính đáng, hợp pháp khi triển khai cơ sở quốc phòng" ở đó. Về việc triển khai tên lửa, Bộ này nói đó là "sự cường điệu của một số phương tiện truyền thông phương Tây".

Căng thẳng cũng đã gia tăng ở những nơi khác trong khu vực. Mỹ đang có các cuộc đàm phán chính thức với Hàn Quốc về việc đưa một hệ thống tên lửa chống đạn đạo (THAAD) tới bán đảo này để ngăn cuộc tấn công từ phía Triều Tiên. Chính phủ Trung Quốc đã phản đối việc này bởi nó có thể đe dọa đến an ninh của họ.

Việc Trung Quốc triển khai tên lửa tới quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông cũng đã được hãng Fox News đưa tin. Hãng đã đăng tải ảnh của công ty ImageSat International cho thấy 2 khẩu đội tên lửa xuất hiện tại đảo từ 3/2 đến 14/2. Các tên lửa có tầm bắn khoảng 200 km và có khả năng tiêu diệt máy bay, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, theo Missile Threat - một website do Viện George C.Marshall, Arlington vận hành.

"Không phải họ sẽ sử dụng tên lửa để bắn máy bay mà điều này sẽ khiến cuộc chơi thay đổi. Câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta sẽ thấy họ chĩa radar vào một con tàu đang thực hiện tự do hàng hải hay không?", ông Lieberthal đến từ viện Brookings nói.

Đô đốc Harry B.Harris Jr, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ngày 17/2 cho biết việc triển khai tên lửa, nếu được xác minh, sẽ đi ngược lại với cam kết không quân sự hóa tại Biển Đông mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu ra tại Nhà Trắng hồi tháng 9/2015.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình ở Washington, ông Tập đề cập thẳng tới quần đảo Trường Sa chứ không nhắc tới quần đảo Hoàng Sa khi nói Trung Quốc "không có ý định theo đuổi quân sự hóa".

Các tên lửa này có thể khiến Mỹ và các nước khác tạm ngừng việc đưa máy bay tới khu vực để thách thức yêu sách hàng hải của Trung Quốc, ông Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney, Australia nói. "Đây có thể là một yếu tố quân sự đối với việc này nhưng cũng có thể là một yếu tố báo hiệu", ông Graham nói.

Bảo Linh (theo New York Times)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news