Tin mới

Toàn cảnh vụ thảm sát đẫm máu tại Paris gây chấn động thế giới

Thứ hai, 16/11/2015, 09:20 (GMT+7)

Liên quan đến vụ khủng bố ở Paris nước Pháp, những kẻ khủng bố đã thực hiện các vụ xả súng và nổ tại 7 địa điểm khác nhau ở thủ đô Paris, khiến ít nhất 128 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương vào tối ngày 13/11 theo giờ địa phương. Vụ tấn công khiến cả nước Pháp và thế giới bàng hoàng, chấn động.

Liên quan đến vụ khủng bố ở Paris nước Pháp, những kẻ khủng bố đã thực hiện các vụ xả súng và nổ tại 7 địa điểm khác nhau ở thủ đô Paris, khiến ít nhất 128 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương vào tối ngày 13/11 theo giờ địa phương. Vụ tấn công khiến cả nước Pháp và thế giới bàng hoàng, chấn động.

Một người đàn ông thoát chết sau vụ tấn công đẫm máu gọi điện về cho gia đình.

Tháp Eiffel tắt điện - Ngày đen tối của nước Pháp

Ít nhất 128 người đã thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương sau các vụ tấn công vào nhà hàng, sân vận động, phòng hòa nhạc.

Video mô phỏng các vụ khủng bố đẫm máu ở Paris:

[mecloud]isizXGAVsD[/mecloud]

Lần đầu tiên sau nhiều thập niên, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và đóng cửa biên giới quốc gia.

Tháp Eiffel - biểu tượng của nước Pháp đã tắt điện để tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố ở Pháp, càng tạo nên bầu không khí u ám, chết chóc và hoảng sợ tại thủ đô hoa lệ bậc nhất thế giới này.

Tháp Eiffel tắt điện sau vụ tấn công. Ảnh: Twitter

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, Tổng thống Hollande tuyên bố: "Chúng tôi biết những kẻ khủng bố là ai, chúng từ đâu mà ra. Đối mặt với khủng bố, nước Pháp cần mạnh mẽ".

Xả súng đẫm máu tại phòng hòa nhạc Bataclan

Trong số 128 người thiệt mạng, đa số là nạn nhân của vụ xả súng tại phòng hòa nhạc Bataclan. Ba kẻ khủng bố không đeo mặt nạ, mang theo súng tự động AK-47 xông vào khi vở diễn vừa bắt đầu. Chúng bắt mọi người nằm xuống sàn, không được di chuyển và sẵn sàng xả súng vào bất cứ ai động đậy hoặc những người có điện thoại đổ chuông.

[mecloud]oiolS0bten[/mecloud]

Julien Pierce, nhà báo của Europe 1 có mặt bên trong khán phòng Bataclan lúc vụ tấn công xảy ra nhớ lại: “Rất nhiều gã đàn ông mang theo vũ khí xông vào khán phòng. Hai hay ba gã không bịt mặt mang theo súng trông như những khẩu Kalashnikov và xả đạn vào đám đông. Sự việc kéo dài từ 10 đến 15 phút, rất khủng khiếp. Những kẻ tấn công còn có đủ thời gian để nạp đạn ít nhất ba lần. Chúng đều rất trẻ”.

Thi thể các nạn nhân tại hiện trường xả súng. Ảnh: AP

"Nó trông giống như một chiến trường, máu ở khắp mọi nơi, thi thể nằm khắp nơi. Tôi thấy như đang sống giây phút cuối đời, tôi nghĩ đây là kết thúc. Tôi rất sợ hãi", Marc Coupris, 57 tuổi nói.

Một số nguồn tin nói rằng, những phần tử khủng bố khi xả súng vào nạn nhân đã hô vang khẩu hiệu "Allahu Akbar" (Tạm dịch: Thượng đế Vĩ đại). Một số sĩ quan cảnh sát cho biết, trong quá trong đàm phán, những tên khủng bố tuyên bố chúng thực hiện cuộc tấn công là nhằm "trả thù những gì tổng thống Hollande đã làm".

Ba vụ nổ tại sân vận động – nơi có mặt Tổng thống Pháp Hollande

Tại sân vận động Stade de France, nơi diễn ra trận đấu giao hữu giữa hai đội tuyển Pháp - Đức cũng đã xảy ra ba vụ nổ ở bên ngoài. Khi tiếng còi khai cuộc nổi lên được 15 phút, hai tiếng nổ lớn vang lên. Tổng thống Pháp Francois Hollande và Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khi đó đang có mặt tham dự trận đấu ngay lập tức được sơ tán khỏi sân vận động.

Những người hâm mộ bóng đá ở trong sân vận động Stade de France. Ảnh: AP

Theo BBC, những khán giả có mặt theo dõi trận đấu cũng đã nhanh chóng được sơ tán khỏi hiện trường một cách trật tự và bình tĩnh.

Lính cứu hỏa Pháp cho biết 4 người đã thiệt mạng sau các vụ nổ bên ngoài sân vận động.

Xả súng tại nhà hàng Petit Cambodge

Tại nhà hàng Campuchia có tên Petit Cambodge, cách không xa phòng hòa nhạc Batanlan là nơi xảy ra vụ tấn công thứ ba.

Người dân theo dõi thông báo khẩn cấp của Tổng thống Hollande trên sóng truyền hình.

Các nhân chứng kể lại một nhóm kẻ tấn công sử dụng súng Kalashnikov xả đạn qua cửa sổ vào những người đang ăn tối phía trong.

"Tôi đang trên đường tới thăm chị em gái thì nghe thấy tiếng súng. Sau đó, tôi thấy ba người chết nằm trên mặt đất. Tôi biết họ đã chết vì họ được bọc trong túi nhựa", Reuters dẫn lời sinh viên Fabien Baron nói.

Nã súng vào quán bar

Các tay súng ngồi trên ô tô và xả súng vào một quán café ở khu vực đường Charonne. Nhân chứng cho biết họ nghe thấy 100 tiếng súng. Truyền hình Pháp đưa tin khoảng 10 người tại đây thiệt mạng.​​

Lực lượng cứu hỏa làm việc tại hiện trường vụ xả súng ở quán cà phê. Ảnh: AP

Cuộc truy lùng trong đêm

The Guardian dẫn lời Michel Cadot, cảnh sát trưởng Paris, vừa xác nhận những kẻ tấn công tại nhà hát Bataclan, nơi một buổi trình diễn nhạc rock đang diễn ra, đã tự kích nổ áo vest mang bom khi cảnh sát đột kích. Tổng cộng 4 người chết.

Cadot tin rằng tất cả những tấn công đã chết, dù giới chức đang săn lùng những kẻ có thể là đồng phạm.

"Ba trong số chúng tự cho nổ bản thân và tên thứ 4, người cũng đeo đai chứa bom, bị cảnh sát nã đạn và phát nổ khi hắn ngã", một nguồn tin nói.

Binh sĩ Pháp được triển khai trên đường phố sau các vụ tấn công.

Ngoài Bataclan, sân vận động Stade de France cũng bị tấn công khi trận đấu giữa đội tuyển quốc gia Pháp và Đức đang thi đấu. Theo nhà chức trách, ít nhất một kẻ tấn công đã thiệt mạng khi thực hiện vụ đánh bom liều chết bên ngoài công trình.

Guardian cho biết có thể số cảnh sát thiệt mạng trong chiến dịch đột kích giải cứu con tin ở Bataclan là 4 người. Tuy nhiên, thiệt hại này chưa được xác nhận cuối cùng vì các lực lượng khác như quân đội và an ninh cũng tham gia chiến dịch.

Theo Reuters, 7.000 lính pháp đã được triển khai trên khắp các đường phố của thủ đô Paris. ​New York và các thành phố của Mỹ tăng cường an ninh sau khi Paris bị tấn công liên hoàn.

Thế giới bàng hoàng, phẫn nộ

Ngay sau khi xảy ra vụ khủng bố đẫm máu tại Paris, các lãnh đạo thế giới đều bị sốc và tuyên bố đoàn kết với Pháp.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, phát biểu trên truyền hình từ Nhà Trắng, gọi các cuộc tấn công là một "âm mưu vô nhân đạo để khủng bố dân thường vô tội" và nói Washington sẵn sàng làm bất cứ điều gì được yêu cầu để đưa những kẻ tấn công ra trước công lý.

Tổng thống Obama cho biết ông sẽ không suy đoán về việc ai phải chịu trách nhiệm về vụ việc này.

Tổng thống Mỹ Obama chia buồn với nước Pháp từ Nhà Trắng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chia buồn sâu sắc tới ông Hollande và toàn bộ người dân Pháp, điện Kremlin cho biết. Moscow cũng lên án mạnh mẽ các vụ tấn công và sẵn sàng hỗ trợ Paris điều tra vụ việc.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và nhiều lãnh đạo trong Liên minh châu Âu (EU) cũng gửi lời chia buồn đến nước Pháp.

[mecloud]HEhLOf5ZhD[/mecloud]

Thủ tướng Anh David Cameron viết trên Twitter rằng: "Tôi bàng hoàng trước những vụ việc xảy ra ở Paris đêm nay. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi lúc này đều hướng về người dân Pháp. Nước Anh sẵn sàng nỗ lực để giúp đỡ Pháp.​

Trên Facebook, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mô tả sự bàng hoàng khi biết tin về vụ việc và cầu nguyện cho các nạn nhân.

“Tôi đã sốc khi thức dậy với những thông tin về loạt vụ khủng bố ở Paris. Chúng ta vẫn chưa biết ai là kẻ đứng sau những vụ giết người. Cầu nguyện cho nạn nhân và gia đình họ cũng như người dân và chính phủ Pháp", ông Lý viết.

Vụ tấn công khủng bố ở Paris tràn ngập trên mặt các tờ báo lớn trên thế giới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter gọi các vụ tấn công là "khủng khiếp và man rợ".

"Mỹ đang kề vai sát cánh với người dân Pháp và nền dân chủ sôi động, đa văn hóa của các bạn. Chúng ta chưa bao sát cánh gần như lúc này", ông nói.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra thông báo lên án "các vụ tấn công khủng bố tàn bạo và hèn hạ" nhằm vào một sân vận động và một phòng hòa nhạc.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nói liên Minh Quân sự sẽ đứng về phía Pháp. Ông gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, những người bị ảnh hưởng trong vụ việc và toàn bộ người dân Pháp.

IS là nghi phạm lớn nhất

Chuyên gia phân tích Anshel Pfeffer của tờ Haaretz cho rằng những vụ tấn công xảy ra gần như đồng thời ở ít nhất 7 địa điểm như thế này chỉ có thể là sản phẩm đã được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng của một tổ chức khủng bố, bởi chúng cần phải có thời gian tập hợp vũ khí và chất nổ.

Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo )IS) hiện là nghi phạm lớn nhất trong vụ tấn công đẫm máu này.

Pfeffer nhận định, cái chết của tên đao phủ Mohammed Emwazi hay còn gọi là “John thánh chiến” có thể là động lực thúc đẩy các phần tử khủng bố hành động.

Theo đó, hai tổ chức đáng ngờ nhất hiện nay là al-Qaeda và IS, với những phần tử khủng bố đã từng gây ra nhiều vụ tấn công ở nước Pháp và châu Âu.

Ông Pfeffer lo ngại rằng IS có thể đã lợi dụng cuộc khủng hoảng nhập cư gần đây ở châu Âu để cài cắm các đặc tình và gây ra vụ khủng bố này, dù các phần tử IS lọt được vào châu Âu mới chỉ đang trong giai đoạn xâm nhập và tạo vỏ bọc.

IS tuyên bố nhận trách nhiệm, Pháp thề tấn công không khoan nhượng

IS hôm 14/11 đã chính thức tuyên bố nhận trách nhiệm chuỗi tấn công khủng bố ở Paris khiến 128 người thiệt mạng.

Theo Reuters, những tay súng IS đeo thắt lưng có bom và mang súng máy đã tấn công tại nhiều địa điểm ở thủ đô Paris. Trước khi thực hiện, chúng đã nghiên cứu kĩ lưỡng những địa điểm này.

IS tuyên bố tấn công Paris để chứng tỏ Pháp sẽ luôn là mục tiêu bị khủng bố hàng đầu nếu nước này vẫn duy trì Chính sách hiện tại. Vụ tấn công cũng nhằm đáp trả việc Pháp "báng bổ nhà tiên tri của đạo Hồi" và không kích trên "lãnh thổ IS".

Tổng thống Hollande tuyên bố sẽ tấn công không khoan nhượng khủng bố IS trên mọi lãnh thổ. Ảnh: Reuters

Tổng thống Pháp Hollande gọi vụ tấn công là “hèn nhát” và tuyên bố mọi biện pháp sẽ được thực hiện để chiến đấu chống lại mối đe dọa khủng bố.

Ông cũng khẳng định sẽ tấn công IS không khoan nhượng trên mọi lãnh thổ.

"Trong thời khắc nghiêm trọng và bất ổn nhất này, tôi kêu gọi sự đoàn kết và lòng can đảm. Dù có bị thương, nước Pháp sẽ đứng lên", ông Hollande tuyên bố.

Xác định danh tính nghi phạm đầu tiên

Nghi phạm đầu tiên trong vụ khủng bố đẫm máu Paris tối 13/11 được xác định là Ismael Omar Mostefa, từng có thời gian sống ở Pháp đến năm 2012 và thuộc diện theo dõi của cảnh sát.

Mostefai trước đây sống ở Chartres, CNN dẫn tin từ ông Jean-Pierre Gorges, Thị trưởng của thị trấn kiêm nghị sĩ, đăng tải trên trang cá nhân Facebook.

Kênh truyền hình Pháp BFMTV khẳng định kẻ tấn công là người Pháp và không xa lạ gì với các cơ quan an ninh.

Trước đó, tờ Le Figaro dẫn nguồn tin cho hay bố và anh trai của một trong số những kẻ đánh bom liều chết ở Bataclan đã bị tạm giam.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news