Tin mới

Căng thẳng trên Biển Đông thuộc-top 10 mối đe dọa toàn cầu

Thứ hai, 21/03/2016, 14:52 (GMT+7)

Theo báo cáo xếp hạng mới nhất của Tổ chức Tình báo Kinh tế của Anh (EIU),nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông xếp vị trí thứ 8 trong danh sách các mối đe dọa hàng đầu

Theo báo cáo xếp hạng mới nhất của Tổ chức Tình báo Kinh tế của Anh (EIU),nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông xếp vị trí thứ 8 trong danh sách các mối đe dọa hàng đầu

Trong bản báo cáo, EIU đưa ra hàng loạt các hành động quân sự hóa gây căng thẳng tình hình của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua . Nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc, trong đó có việc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không

Tàu Trung Quốc "giương oai giễu võ" trên Biển Đông.

EIU phân tích: "Trong khi Trung Quốc sa lầy vào các tranh chấp biển đảo, sự bành trướng của nước này tại Biển Đông có thể dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự tại khu vực. Từ đó gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc tính toán sai dẫn đến sự leo thang căng thẳng"

Tổ chức này cũng nhận định: "Bất cứ tranh chấp nào cũng sẽ làm tổn thương tới mối quan hệ kinh tế của khu vực. Điều đó sẽ gây trở ngại đến dòng chảy thương mại toàn cầu, từ đó có nguy cơ suy giảm niểm tin vào kinh tế thế giới"

Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift khẳng định, các hành động xây dựng, cải tạo đảo đá và các lời nói "gian xảo" nhằm bảo chữa cho hành vi trái phép của mình trên Biển Đông của Trung Quốc có ảnh hưởng tiêu cực đến các nguyên tắc ứng xử toàn cầu

Cũng theo vị Tư lệnh này, tình hình Biển Đông không chỉ đe dọa tự do hàng hải, mà còn khiến các quốc gia tiêu tốn nhiều tiền hơn trong cuộc chạy đua vũ trang.

Trong danh sách các mối đe dọa toàn cầu còn có “sự can thiệp của Nga vào Ukraine và Syria tạo tiền đề cho một cuộc Chiến tranh lạnh mới”, đứng thứ 16; và “khả năng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ” và “mối đe dọa tăng cao của chủ nghĩa khủng bố gây bất ổn kinh tế toàn cầu” cùng được xếp ở vị trí thứ 12. Cũng trong bảng xếp hạng, “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 20.

Nghiêm Thu (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news