Tin mới

Tranh chấp Trung-Ấn: Ấn Độ chi mạnh đối phó với Trung Quốc

Thứ ba, 28/06/2016, 10:04 (GMT+7)

Theo dự định, quân đội Ấn Độ sẽ chi khoảng 750 triệu USD để nâng cao khả năng pháo kích, nhằm bảo vệ khu vực biên giới giáp Trung Quốc.

Theo dự định, quân đội Ấn Độ sẽ chi khoảng 750 triệu USD để nâng cao khả năng pháo kích, nhằm bảo vệ khu vực biên giới giáp Trung Quốc.

Hôm 25/6, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông qua đề xuất mua 145 khẩu pháo siêu nhẹ Howitzer M777 của Anh với tổng giá trih hợp đồng lên đến 750 triệu USD. Toàn bộ số pháo được mua sẽ được trang bị cho Khối tấn công vùng núi, nhằm bảo vệ 4.000 km tuyến đường biên giới giáp với Trung Quốc. Tuy nhiên, thời hạn nhận hàng hiện chưa được công khai.

Howitzer M777 là pháo cỡ nòng 155 mm, với tầm bắn hơn 30 km, với tốc độ khoảng 5 quả đạn pháo trong 1 phút. Điều đáng chú ý là Howitzer M777 có khả năng hoạt động cả khi treo dưới máy bay trực thăng.

Trong một diễn biến có liên quan, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng tiết lộ, Ấn Độ sẽ giành được khả năng tiếp cận đến 99% công nghệ quốc phòng của Mỹ, sau khi được công nhận là “Đối tác Quốc phòng Chính” của Washington.

Quân đội Ấn Độ hiện đang xếp thứ tư trên thế giới về qui mô cũng như là quốc gia nhập khẩu thiết bị quân sự đứng thứ 2 trên thế giới. New Delhi được biết đã mua 410 pháo Bofors-loại hiện đang được quân đội Ấn Độ sử dụng rộng rãi, từ năm 1987 từ một công ty Thụy Điển. Tuy nhiên, thương vụ đã bị lên án vì dính tới tham nhũng. Chỉ trong năm 2014, New Delhi chi khoảng 5,57 tỉ USD để mua vũ khí, đạn dược và hàng hóa liên quan từ nước ngoài.

Ấn Độ chi mạnh tay, tăng cường khả năng pháo kích, bảo vệ lãnh thổ trước mối đe dọa từ Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Việc Ấn Độ ồ ạt mua vũ khí của cả các siêu cường trên thế giới khiến Trung Quốc "đứng ngồi không yên". Trước đó, PTI hôm 15/6 đưa tin, một vụ đụng độ giữa quân đội Trung - Ấn khi đoàn quan 276 quân nhân của Trung Quốc tiến vào vùng lãnh thổ Ấn Độ.

Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, và Ấn Độ trao quy chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma. Ấn Độ cũng thực hiện Chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon, là phần phía đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.

Nghiêm Thu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news