Tin mới

Kim Jong Un làm Bắc Kinh “mất mặt”

Thứ tư, 14/10/2015, 10:39 (GMT+7)

Phân tích trên Duowei - trang Trung văn hải ngoại chuyên bình luận về chính trị quốc tế - cho thấy, dù Trung Quốc có động thái “hâm nóng” quan hệ Trung Triều thì Bình Nhưỡng vẫn tỏ ra lạnh nhạt, đồng thời có những hành động khiến Bắc Kinh phải “mất mặt”.

Phân tích trên Duowei - một trang Trung văn hải ngoại chuyên bình luận về chính trị quốc tế - cho thấy, dù Trung Quốc có động thái “hâm nóng” quan hệ Trung Triều thì Bình Nhưỡng vẫn tỏ ra lạnh nhạt, đồng thời có những hành động khiến Bắc Kinh phải “mất mặt”.

Khi Triều Tiên tổ chức duyệt binh hôm 10/10, Trung Quốc đã cử ông Lưu Vân Sơn - Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (được xem là vị trí cao thứ 5 ở Trung Quốc) dẫn đầu đoàn đại biểu có chuyến thăm Triều Tiên, có thể nói khá “hoành tráng. Bởi 10 năm trước, người dẫn đoàn tới Triều tiên khi đó là bà Ngô Nghi - lúc đó giữ chức Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng.  Chưa kể từ năm 2013, quan hệ của hai quốc gia có mối quan hệ “ đồng minh máu thịt” luôn đi xuống, thăm viếng cấp cao hai nước khá ít.

Theo ảnh của Tân hoa xã đăng tải, trong buổi hội kiến của ông Lưu Vân Sơn với Kim Jong Un, thành phần đoàn Trung Quốc gồm ông Vương Gia Thụy- Phó chủ tịch chính hiệp Trung Quốc, Trưởng ban liên lạc đối ngoại trung ương Trung Quốc; ông Trương Nghiệp Toại- Thứ trưởng, Bí thư đảng ủy Bộ ngoại giao Trung Quốc; ông Tống Đào - Phó chủ nhiệm thường vụ Ban đối ngoại Trung ương Trung Quốc; ông Vương Hồng Nghiêu - Chính ủy đại quân khu Thẩm Dương; ông Lưu Hồng Tài - Phó trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc;  và ông Lưu Tiến Quân - Đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên.cũng tham gia buổi hội kiến.

Trung Quốc cử Lưu Vân Sơn đi lần này nhằm mục đích xoa dịu Triều Tiên

Trong danh sách trên, ông Vương Gia Thuỵ thuộc ban liên lạc Trung ương là “Bộ ngoại giao” của trung ương Đảng. Phó trưởng ban liên lạc trung ương Lưu Hồng Tài vốn năm 2010  tiếp nhiệm Lưu Hiểu Minh (được điều làm đại sứ Anh quốc) làm đại Triều Tiên cho tới tháng 3 năm nay. Làm đại sứ Triều Tiên 5 năm, nên hiểu biết về nước ày không ai hơn Lưu. Và sự xuất hiện của ông Vương Hồng Nghiêu và ông Trương Nghiệp Toại, về cơ bản là căn cứ vào thông lệ đi cùng của bộ ngoại giao và đặc khu chính trị Thẩm Dương. Điều đáng chú ý là thân phận của Tống Đào. Lệ thường, đi theo thành viên Thường vụ Bộ chính trị đi thăm nước ngoài là quan chức của bộ ngoại giao có liên quan và Ban liên lạc trung ương. Việc Phó chủ nhiệm thường vụ Ban đối ngoại trung ương đi cùng với  Ủy viên thường vụ Bộ chính trị đi thăm hỏi đối ngoại, đây là điều rất ít xảy ra trong quá khứ.

Tháng 7/2013, Phó chủ tịch nước, Uy viên bộ chính trị Đảng cộng sản Trung ương Trung Quốc Lý Nguyên Triều khi tham dự lễ kỷ niệm 60 năm chiến tranh kết thúc tại Triều Tiên, thứ trưởng bộ ngoại giao Trung Quốc – ông Trương Nghiệp Toại, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị PLA( quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ) – ông Giả Đình An, phó trưởng ban liên lạc đối ngoại Trung ương Trung Quốc Trần Phong Tường, phó chủ tịch tỉnh Liêu Ninh- ông Bình Chí Cương, phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm- ông Trần Vỹ Căn, đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên-ông Lưu Hồng Tài cùng tham gia buổi hội kiến với Kim Jong Un. Có thể thấy, so với đoàn đại biểu do ông Lưu Vân Sơn  dẫn đầu sang thăm Triều Tiên, vị thế của các đại biểu được Trung Quốc cử đi tương đối cao.

Ngoài ra, theo thong cáo hôm 4/10 của Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Trung Quốc, ông Lưu Vân Sơn cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ tham dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên và bắt đầu chuyến thăm hữu nghị với Triều Tiên. Từ chức danh của những đại biểu được cử đi cùng ông Lưu Vân Sơn có thể thấy, lần này Trung Quốc cử đi là các đại biểu về chính trị và quân sự, ngoài ra đều chỉ là quan chức trung ương.

Hôm 9/10, ông Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện mừng đến lãnh đạo cấp cao nhất Triều Tiên Kim Jong Un, chúc tình hữu nghị Trung Triều đời đời bền vững – ám chỉ mối quan hệ “ máu thịt” hai nước vẫn không suy suyển. Đồng thời, ông Lưu Vân Sơn còn chuyển thư viết tay của chủ tịch Tập đến Kim Jong Un, chuyển thư nhận dịp kỷ niệm thành lập Đảng lao động Triều Tiên, điều này trước đây chưa bao giờ có.

Ông Kim Jong-un tỏ ra rất vui vẻ khi nhận thư tay của ông Tập Cận Bình. Ảnh chụp màn hình.

Vậy,trước việc Trung Quốc mềm mỏng như vậy, Triều Tiên sẽ có phản ứng ra sao? Có phải cũng sẽ tiếp đón nhiệt tình đối với ông Lưu Vân Sơn không?

Song các hành động của phía Triều Tiên cho thấy hoàn toàn không như vậy.

Triều Tiên “lạnh nhạt” với Lưu Vân Sơn

Trong chuyến thăm lần này, ngoài việc hội kiến với Kim Jong Un, ông Lưu Vân Sơn còn có buổi hội đàm với Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao của Triều Tiên Kim Yong - nam, Bí thư Trung ương, ủy viên bộ chính trị Đảng Triều Tiên Choe Ryong-hae. Tháng 7/ 2013, khi phó chủ tịch nước, ủy viên bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Lý Nguyên Triều sang tham dự lễ kỷ niệm 60 năm chiến tranh kết thúc của Triều Tiên, ông Lý Nguyên Triều đã có buổi hội đàm với Kim Jong Un, ông Kim Yong - nam và phó chủ tịch ủy ban thường vụ hội nghị nhân dân tối cao Yang Hyong Sop.

Tuy Choe Ryong-hae là bí thư Trung ương Đảng, nhưng lại không còn là nhân vật số 2 của Triều Tiên như trước, còn Yang Hyong Sop chỉ đứng sau ông Kim Yong - nam, Choe Ryong-hae và Yang Hyong Sop rõ ràng không cùng một đẳng cấp. Nhìn thành phần “tùy tùng” tiếp đón Lưu Vân Sơn, có thể thấy Kim Jong Un tiếp đón lạnh nhạt Lưu Vân Sơn.

Triều Tiên không cử quan chức cùng Lưu Vân Sơn đến tưởng niệm liệt sỹ quân tình nguyện Trung Quốc

Sáng 11/10, ông Lưu Vân Sơn vội vã đến quét dọn nghĩa trang Chí nguyện quân Trung Quốc, dâng hoa và có một phút mặc niệm đến các liệt sỹ. Đoàn tùy tùng phía Trung Quốc cùng các nhân viên đại sứ quán Trung Quốc tại Triều Tiên, các tổ chức có vốn đầu tư Trung Quốc, Hoa kiều và du học sinh, tổng cộng khoảng 200 người đã đến tham gia dọn dẹp, theo các thông tin được công bố, phía Triều Tiên không cử lãnh đạo đến tham dự. Nhưng, trong chuyến thăm vào tháng 7 năm 2013 của Phó chủ tịch nước Lý Nguyên Triều cũng đã đến nghĩa trang liệt sỹ quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc. Khi đó, Kim Jong Un đã gửi tặng vòng hoa, Yang Hyong Sop cùng lãnh đạo quân đội, chính trị cùng quần chúng trong vùng đã tới tham dự các hoạt động kể trên.

Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên

Trong buổi hội kiến với Kim Jong Un, ông Lưu Vân Sơn cho biết, hòa bình và ổn định trên bán đảo phù hợp lợi ích của các bên có liên quan, có lợi cho việc duy trì và bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới, cần sự nỗ lực của tất cả các bên có liên quan. Trung Quốc kiên quyết duy trì và bảo vệ hòa bình và ổn định trên bán đảo, kiên trì bảo vệ mục tiêu bán đảo không hạt nhân, giải quyết vấn đề bằng biện pháp đối thoại, phát huy vai trò cần có để thực hiện mục tiêu. “Chúng tôi muốn nỗ lực cùng phía Triều Tiên, sớm nối lại các cuộc đàm phán 6 bên”.

Kim Jong Un lại phát biểu, Triều Tiên đang nỗ lực phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội, cần môi trường bên ngoài ổn định và hòa bình. Triều Tiên sẽ tiếp tục nỗ lực để cải thiện các mối quan hệ Bắc-Nam, duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo, hy vọng sự nỗ lực của tất cả các bên.

Từ phát biểu của 2 vị lãnh đạo có thể thấy, ông Lưu Vân Sơn kêu gọi phía Triều Tiên trở lại bàn đàm phán 6 bên, nhưng Kim Jong Un không đưa ra một phản ứng tích cực nào, hoàn toàn không đềcập đến cụm từ “đàm phán 6 bên”.

Trong chuyến thăm Triều Tiên, phó chủ tịch nước Lý Nguyên Triều cũng hy vọng cùng các bên có liên quan thúc đẩy việc nối lại vòng đàm phán 6 bên. Khi đó, Kim Jong Un bày tỏ, Triều Tiên ủng hộ Trung Quốc cố gắng nối lại vòng đàm phán, đồng ý nỗ lực cùng các bên duy trì và bảo vệ ổn định và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Kim Jong Un có những phản ứng tích cực với phát biểu của phó chủ tịch nước Lý Nguyên Triều, còn khẳng định vai trò của Trung Quốc trong việc nối lại vòng đàm phán 6 bên.

Điện mừng khác nhau

Ngày 9, chủ tịch nước Tập Cận Bình đã gửi điện mừng chúc mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng lao động Triều Tiên, hơn nữa, ông Lưu Vân Sơn còn chuyển thư viết tay của chủ tịch Tập đến Kim Jong Un. Từ đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đến nay, chủ tịch Tập đã gửi thư viết tay đến lãnh đạo của 7 nước, các thư viết tay này đều được chuyển trực tiếp đến các nhà lãnh đạo. Từ các thông tin được công bố có thể thấy, gửi thư nhân dịp kỷ niệm lễ thành lập Đảng lao động Triều Tiên, trước đây không có tiền lệ. Từ đó có thể thấy, biểu hiện của Trung Quốc là tương đối thành thật. Nhưng, đây cũng không thay đổi được thái độ của các nước khác với Triều Tiên, ngày 30 tháng 9, Kim Jong Un đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Trung Quốc,nhưng điện mừng dài chưa đến 100 từ- số từ có thể nói là hiếm thấy.

Kim Jong Un“tung hỏa mù” trước khi gặp Lưu Vân Sơn

Trong buổi họp báo của bộ ngoại giao Trung Quốc ngày mùng 9, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho biết, trong chuyến thăm lần này ông Lưu Vân Sơn sẽ có buổi hội kiến với “nhà lãnh đạo quan trọng của Triều Tiên”, đồng thời còn bổ sung 1 câu khiến người khác càng them tò mò:” hai bên đang sắp xếp duy trì bảo vệ thông tin liên lạc có liên quan”. Từ biểu hiện của người phát ngôn Hoa Xuân Oánh có thể thấy, có thể Ông Lưu Vân Sơn sẽ không có buổi hội kiến với Kim Jong Un, nhưng cuối cùng hai vị lãnh đạo vẫn có buổi gặp mặt. Kim Jong Un đã chơi 1 vố nhằm tung hỏa mù với đối phương.

Nguyên nhân Kim Jong Un “lạnh mặt” lại với Bắc Kinh

Tuy nhiên khi xem xét từ bên ngoài, Kim Jong Un có lúc quá tàn bạo, sự thất bại thảm hại của Jang Sung-taek,Hyon Yong Chol càng khiến Kim Jong Un không thể quên được nỗi nhục trong khi xây dựng uy quyền của mình. Nhưng, một điều không thể phủ định là, Kim Jong Un bắt đầu có những sự thay đổi trong lĩnh vực kinh tế. Triều Tiên dưới thời Kim Jong Un, biểu hiện kinh tế đã có những đặc sắc mới so với thời Kim Jong-il, trở nên có sức sống và hiện đại hơn. Trong xã hội đã xuất hiện một bộ phận “ người mới làm giàu”, “cải cách mở cửa” phiên bản Triều Tiên bắt đầu được tiến hành. Đồng thời, Kim Jong Un còn đưa vấn đề an sinh xã hội lên hàng đầu, từ quan sát nhà máy tất, trang trại rùa đến xây dựng,điều mà Kim Jong Un quan sát nhiều nhất chính là các đơn vị có liên quan mật thiết đến an sinh xã hội của Triều Tiên.

Đối với Triều Tiên mà nói, Trung Quốc là đối tác hỗ trợ kinh tế quan trọng. Năm 2014, ngoại hối của Triều Tiên chủ yếu bắt nguồn từ việcxuất khẩu, trong đó, hơn 91% kim ngạch là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nhưng, nếu kinh tế quá phụ thuộc vào một quốc gia lại cần nể mặt nước đó, đây đương nhiên không thể là một kế sách lâu dài, Triều Tiên cũng đã từng được nếm thử trái đắng, sau khi Triều Tiên tiến hành thử nghiệm vụ thử hạt nhân thứ 3, Trung Quốc đã cắt đứt việc xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên.

Do đó, Kim Jong Un cần lấy được lòng dân, càng hy vọng thể hiện nó thông qua hệ thống chính trị của mình. Đối với suy nghĩ này, Kim Jong Un thà chấp nhận từ bỏ kim chủ Trung Quốc, đối diện với thử thách bị cô lập triệt để của thế giới về kinh tế, cũng sẽ vẫn tiếp tục tiến hành công cuộc tự chủ, độc lập về kinh tế.

Tuy Kim Jong Un có thể mạnh tay cải cách trong nước, cũng không thể thiếu can đảm độc lập tự chủ trong ngoại giao, vì thế, trong vấn đề tiếp đón với phía Trung Quốc, phía Triều Tiên cũng có chủ ý của mình. Điều quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc chính là liên minh trong vấn đề quân sự, hiệp ước hỗ trợ hữu nghị Trung-Triều đã quyết định Trung Quốc và Triều Tiên khó tách rời trong vấn đề quân sự. Nhưng, Triều Tiên cho rằng, nếu dựa vào Trung Quốc, không bằng dựa vào lực lượng quân sự thực tế của mình, đây cũng chính là lý do tại sao Triều Tiên luôn muốn phát triển vũ khí hạt nhân, hợp pháp hóa hạt nhân bằng văn bản.Triều Tiên qui định rõ rằng mình có thể có hạt nhân, cho rằng đây là sự đảm bảo quan trọng nhất cho an toàn của quốc gia. Nhưng trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc luôn là nước phản đối, do hai nước là láng giềng nên bom hạt nhân của Triều Tiên cũng là mối đe dọa đối với Trung Quốc, Triều Tiên có thể trong một phút nóng giận phá vỡ sự hòa bình và ổn định tạm thời của Đông Bắc Á, việc này là không thể chấp nhận được với một Trung Quốc khao khát hòa bình. Trung Quốc-Triều Tiên khó có thể giải quyết các tranh chấp trong vấn đề hạt nhân.

Đồng thời, sau khi chủ tịch nước Tập Cận Bình lên nắm quyền, bắt đầu chuyển sang suy nghĩ về các vấn đề trên bán đảo, vì nguyên nhân chủ yếu không thể giải quyết các vấn đề trên bán đảo là do không thể phá vỡ tình trạng chiến tranh lạnh, trước đó cục diện Trung Quốc, Nga, Triều Tiên đối đầu với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc không có lợi cho việc giải quyết triệt để vấn đề. Trung Quốc bắt đầu giải quyết những xung đột với Hàn Quốc, từ việc phá vỡ thói quen của các lãnh đạo tiền nhiệm là đến thăm Triều Tiên trước rồi sau đó thăm Hàn Quốc của chủ tịch nước Tập khi bắt đầu nắm quyền có thể thấy, Trung Quốc bắt đầu chuyển trọng tâm ngoại giao của mình sang Hàn Quốc, thông qua giao lưu kinh tế và các chuyến thăm với Hàn quốc trong vài năm nay, Bắc Kinhnhận ra rằng, ngoại giao với Hàn Quốc có phần dễ dàng hơn, vì giao lưu với Hàn Quốc là một loại giao tiếp giữa các nước bình thường, hai bên dần dần hình thành nhận thức chung trong các lĩnh vực kinh tế, chiến lược và lịch sử. Cục diện của Đông Bắc Á cũng vì vậy mà thay đổi, Bắc Kinh đã cắt một nhát trong liên minh Mỹ-Nhật-Hàn.

Trước đây Bắc Kinh luôn đứng về phía Triều Tiên trong các vấn đề trên bán đảo, nhưng, trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên,hai nước khó có thể đi cùng trên 1 con đường, sau khi cục diện Đông Bắc Á thay đổi, Bắc Kinh không thể đứng về phía Triều Tiên mọi lúc như trước, mà coi Hàn Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia như nhau, Bắc Kinh dần dần tách khỏi liên minh “máu thịt” Trung- Triều, Kim Jong Un đương nhiên cũng sẽ vì thế mà có những sự thay đổi. Khi Trung Quốc đã không còn ủng hộ Triều Tiên trong các vấn đề quan trọng mà Triều Tiên quan tâm, thì việc Triều Tiên không tiếp đón nồng nhiệt cũng là điều có thể hiểu được. Trong một số vấn đề lớn mà hai bên đang tồn tại bất đồng, cho dù là bên nào nỗ lực cũng không thể cải thiện được tình trạng lạnh nhạt trong mối quan hệ Trung- Triều. Bất luận quan chức của phía Trung Quốc phái đi có cao cấp thế nào, đối với Triều Tiên mà nói, đã không cùng 1 chiến tuyến đồng nghĩa với việc không nhất thiết phải tiếp đãi nồng nhiệt.

Ngoài ra, đối với Trung Quốc mà nói, vị trí của Triều Tiên là không thể thay đổi, trong bối cảnh Mỹ đặt mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, trước hàng loạt cục diện khó khăn nhất trong 20 năm trên lĩnh vực đối ngoại mà Trung Quốc đang phải đối mặt, hơn nữa Trung Quốc đang có những tranh chấp và xung đột với Philippin, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ và Myanma, đối với Trung Quốc mà nói, Triều Tiên vẫn là đối tác khu vực đảm bảo nhất và cũng là vùng đối phó với các rủi ro. Trên con đường phát triển của Trung Quốc, trong thời gian hiện tại và tương lai, cũng không thể hoàn toàn tách khỏi Triều Tiên, điều này đảm bảo không gian chiến lược cho Trung Quốc.

Từ điểm này có thể thấy, Triều Tiên cũng âm thầm theo sát những tính toán của Bắc Kinh, cũng biết rõ Bắc Kinh không thể trở mặt với mình, cho dù Triều Tiên có “lạnh nhạt” thế nào đi nữa, Trung Quốc cũng cần suy nghĩ đến đại cục, không thể không “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Hơn nữa, Triều Tiên cũng được hưởng lợi không ít từ việc này, sự việc càng phức tạp, Triều Tiên càng nhận được sự chú ý của thế giới, Bắc Kinh cũng có những lợi ích tương đương. Trước khi chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm tại Mỹ, Triều Tiên tuyên bố hoạt động của cơ sở hạt nhân Yong Byun, trongtình hình này, hội chữ thập đỏ Trung Quốc đã quyên góp nhằm xoa dịu căng thẳng.

Nghiêm Thu (theo Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news