Tin mới

Họp báo Bộ Ngoại Giao: Trung Quốc có nhiều hành động leo thang bạo lực

Thứ năm, 05/06/2014, 16:29 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Đúng 16h ngày 5/6, tại Nhà khách Chính phủ (12 Ngô Quyền, Hà Nội) Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế để tiếp tục cung cấp thông tin cho báo chí trong nước và quốc tế về tình hình Biển Đông.

 

 

(Tinmoi.vn) Đúng 16h ngày 5/6, tại Nhà khách Chính phủ (12 Ngô Quyền, Hà Nội) Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế để tiếp tục cung cấp thông tin cho báo chí trong nước và quốc tế về tình hình Biển Đông.

16h30: Họp báo chuyển sang phần trả lời câu hỏi của báo chí:

Tiền Phong: TQ sau khi đặt giàn khoan lại tiến hành di chuyển ?

Ông Ngô Ngọc Thu: Việc Trung Quốc sau khi đã hạ đặt giàn khoan, ngày 27-5 đã di chuyển. Đây là giàn khoan nước sâu, độ sâu  khu vực Trung Quốc đặt rất sâu khoảng 1000m. Mục đích khi di chuyển đến vị trí mới, đến nay vị trí này đã ổn định.

Ông Lê Hải Bình: Dù di chuyển thế nào, giàn khoan vẫn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. 

Trực tiếp họp báo Bộ Ngoại Giao lần thứ 4 về giàn khoan Trung Quốc

Ông Lê Hải Bình phát biểu tại họp báo

 Báo Đại đoàn kết: Liên tiếp diễn ra việc tàu Trung Quốc đâm va, gây thương tích cho tàu, cán bộ VN. Xin cho biết đánh giá của Cục Kiểm ngư?

Ông Hà Lê: Xin khẳng định các tàu cá VN bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá tài sản, gây thương tích cho ngư dân đều là tàu đang khai thác trên các ngư trường truyền thống của VN. Điều này là vi phạm nghiêm trọng Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. Điều này đe dọa tài sản, tính mạng của ngư dân VN. Chúng tôi cực lực phản đối và đề nghị thế giới phản đối Trung Quốc…

Hãng thông tấn AP: Chắc hẳn nhìn cảnh video, nhiều người VN phẫn nộ. Tại sao Chính phủ VN không cho người dân biểu tình trước cửa sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội?

Ông Lê Hải Bình: Tôi nhất trí khi xem video, người dân VN sẽ phẫn nộ. Và tôi tin người dân thế giới, những người ủng hộ luật pháp quốc tế cũng sẽ phẫn nộ. Chúng tôi đang kiên trì biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng. Còn thông tin tại sao Chính phủ không cho người dân biểu tình. Xin khẳng định thông tin đó không có cơ sở. Người dân VN có quyền biểu thị yêu nước theo quy định của pháp luật.

VTC: Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng thế nào về cáo buộc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Việt Nam 120 lần đâm tàu Trung Quốc. Tiếp đó, Trung Quốc lưu hành công hàm về giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Đông, xin hỏi Bộ Ngoại giao phản ứng thế nào?

Ông Trần Duy Hải: Thực chất, nội dung công hàm của Trung Quốc lưu hành ở Liên hiệp quốc và phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này đều là xuyên tạc sự thật.

Những bằng chứng do Việt nam công bố cho thấy tàu Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam. Ngay cả phía Trung Quốc cũng không đưa được bằng chứng nào cho thấy tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. 

Tôi nhấn mạnh rằng, các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc cũng đã đưa tin về hành động đâm va, phun vòi rồng vào tàu chấp pháp Việt Nam. Như vậy, Trung Quốc cũng đã thừa nhận hành vi sai trái, ngang ngược của mình.

Báo Tuổi Trẻ: Phát ngôn của Trung Quốc tại đối thoại Shangri-la có những thời gian cho thấy họ không tôn trọng phát ngôn của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản khi các nước này yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế. VN đánh giá thế nào về vai trò cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm an toàn hàng hải?

Ông Trần Duy Hải: Thực tế, cộng đồng quốc tế có tiếng nói rất mạnh mẽ. Có lẽ đây là lần đầu tiên có những  phản ứng mạnh mẽ như vậy về biển Đông trong nhiều năm trở lại đây. Tôi nghĩ tiếng nói đó có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định. Chúng tôi mong cộng  đồng quốc tế tiếp tục có teeigns nói mạnh mẽ hơn nữa.

Vừa qua, phát biểu của những đại diện như Mỹ, Nhật khiến đại diện Trung Quốc bất bình và thể hiện những phát ngôn thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt nam đánh giá thế nào về vai trò của cộng đồng quốc tế trong duy trì an ninh, an toàn hàng hải Biển Đông? 

Có lẽ đây là một trong những lần đầu tiên cộng đồng quốc tế có phản ứng mạnh mẽ về tình hình Biển Đông. Tôi cho rằng ý kiến của cộng đồng quốc tế góp phần chặn lại những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc. Chúng tôi mong muốn cộng đồng quốc tế sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa.

Về vụ kiện, thì những vụ kiện quốc tế đều rất phức tạp. Hơn nữa, vụ việc xảy ra trong vùng liên quan đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Đó không chỉ là vụ kiện dân sự nên tôi cho rằng kiện cũng không giúp giải quyết vấn đề. Tôi cho rằng chúng ta cần chọn giải pháp tối ưu.

Báo Vietnamnet: Các tàu chấp pháp của VN có vẻ yếu thế với tàu TQ, vậy nếu TQ tiếp tục gia tăng bạo lực thì VN có biện pháp gì? 

Ông Ngô Ngọc Thu: Ngay từ sau khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 thì các lực lượng chấp pháp của VN đã kịp thời có mặt để ngăn chặn giàn khoan và các tàu bảo vệ của TQ. Mặc dù các tàu bảo vệ của TQ tấn công các tàu chấp pháp của VN và làm các kiểm ngư viên bị thương nhưng các kiểm ngư viên, lực lượng chấp pháp của VN vẫn kiềm chế và kiên quyết đấu tranh bằng con đường hòa bình.

VOV: Chúng ta đã dùng nhiều kênh liên lạc, đối thoại nhưng không hiệu quả ?

Ông Lê Hải Bình: Đường dây nóng chỉ có hiệu quả khi 2 bên có thiện chí giải quyết. Như chúng ta đã biết phía Vn đã rất nỗ lực giải quyết bằng con đường hòa bình thế nhưng phía TQ lại không thiện chí. Hiệu quả phải đến từ mong muốn giải quyết vấn đề của 2 phía.

Vnexpress: Có một số ý kiến lo ngại về sự trỗi dậy hòa bình của TQ ?

Ông Hải: Những việc làm của TQ thời gian qua khiến cộng đồng quốc tế bất bình. Vậy thì Chính sách ngoại giao hòa bình của TQ không phải là thực tế, đó chỉ là lời nói, những hành động của TQ trên biển Đông, đặc biệt là giàn khoan đã đe dọa hòa bình khu vực, an ninh khu vực. Không thể nói đó là những nỗ lực hòa bình, đó là những hành động bạo lực, cộng động quốc tế không tin được những lời nói xuông của Trung Quốc.

Mở đầu cuộc họp báoÔng Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia cho biết Việt Nam đã tăng cường đối thoại, yêu cầu Trung Quốc thi hành các biện pháp kiềm chế để ổn định tình hình nhưng TQ vẫn tiếp tục leo thang căng thẳng. TQ còn có những phản ứng tiêu cực, lời lẽ vu cáo VN. Các tàu TQ tại khu vực giàn khoan còn có những hành vi hung hăng, chủ động tấn công, cố tình đâm phun vòi rồng vào các tàu chấp pháp của VN làm cho nhiều cán bộ kiểm ngư của VN bị thương và gây hư hỏng nhiều tàu. Ngày 26/5, tàu TQ đã đánh chìm tàu ngư dân DNa 90152 của VN. Các tàu TQ đã tìm cách ngăn cản tàu VN đến cứu hộ ngư dân trên tàu DNa90152. Ngày 1/6 tàu TQ đã đâm thủng tàu CSB 2016 của CSB VN. Ngày 23/5/2014, Bộ Ngoại giao VN đã có công hàm gửi bộ Ngoại giao TQ yêu cầu TQ rút giàn khoan, cả 2 bên tiến hành đàm phán về tính pháp lý nhưng cho đến nay TQ vẫn không trả lời công hàm. Ngày 1/6 phía VN tiếp tục trao công hàm yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của VN đồng thời yêu cầu TQ giải quyết tranh chấp trên biển, những vấn đề liên quan đến giàn khoan trái phép thông qua đàm phán và luật pháp QT. VN mong muốn cộng đồng quốc tế khách quan, tiếp tục lên tiếng phản đối việc làm sai trái của TQ.

Ông Ngô Ngọc Thu: Sau hơn 1 tháng TQ hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế của VN, TQ tiếp tục có những hành động hung hăng. Giàn khoan Hải Dương 981 liên tục được di chuyển lấn sau vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. TQ sử dụng tàu bảo vệ đông đảo, thường xuyên có từ 40, cao điểm có ngày lên đến 140 chiếc. Lực lượng tham gia bảo vệ gồm tàu chấp pháp, tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần và tàu dịch vụ, tàu vận tải phục vụ giàn khoan. TQ đưa tàu chiến đến khu vực giàn khoan 981: 6 loại tàu chiến: tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nahnh, tuần tiễu săn ngầm, quét mìn, đổ bộ.

Trực tiếp họp báo Bộ Ngoại Giao lần thứ 4 về giàn khoan Trung Quốc

Ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục kiểm ngư cho biết: Thời điểm này đang vào vụ cá vì vậy ngư dân trong nước phải bám biển, họ haotj động trong ngư trường truyền thống Hoàng Sa nhưng các tàu vỏ sắt Trung Quốc vẫn hung hăng gây nhiễu, thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam, điển hình như vụ việc ngày 26/5. Tính đến nay, đã có 12 tàu cá VN bị tàu Trung Quốc đâm va, tấn công và những hành động này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đây là lần thứ 4 Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên cho hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế  và thềm lục địa của Việt Nam.

Trước vấn đề này, trong các cuộc họp báo quốc tế đã tổ chức, phía Bộ Ngoại giao nói riêng và Việt Nam nói chung luôn nhất quán quan điểm, khẳng định “Khu vực giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; hoạt động của giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận có liên quan khác giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan nói trên và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình”.

Việt Nam một mặt cương quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng con đường ngoại giao hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhà chức trách nước ta đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan trái phép cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc không những không đáp ứng mà vẫn liên tục có những hành động gây hấn, đồng đưa ra nhiều thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.

Vì vậy, cuộc họp báo quốc tế lần thứ 4 do Bộ Ngoại giao tổ chức sẽ cung cấp thêm thông tin xung quang giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của Trung Quốc cho báo giới trong nước và quốc tế.

Chủ trì cuộc họp:

- Ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia

- Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

- Ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục kiểm ngư

- Ông Lê Hải Bình, Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Đức Thuận - Thanh Xuân


Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news