Tin mới

Trump đắc cử tổng thống: Trung Quốc "cười nụ" hay "khóc thầm"

Thứ hai, 14/11/2016, 14:01 (GMT+7)

Những tuyên bố về chính sách đối ngoại của Trump vừa như một "bản nhạc du dương", vừa chẳng khác nào "những lời nguyền rủa" đối với Trung Quốc.

Những tuyên bố về Chính sách đối ngoại của Trump vừa như một "bản nhạc du dương", vừa chẳng khác nào "những lời nguyền rủa" đối với Trung Quốc.

Hôm 8/11, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng trước đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đã trở thành tâm điểm dõi theo của cả thế giới và Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã nhiều lần được hỏi về suy nghĩ của Trung Quốc về Tổng thống tương lai Donald Trump trong suốt cuộc họp báo thường kỳ hôm 9/11. Tuy nhiên, câu trả lời của ông Lục vẫn không nằm ngoài dự đoán rằng Trung Quốc hy vọng "chính phủ mới của Mỹ có thể nỗ lực chung với Trung Quốc để duy trì sự ổn định và đưa mối quan hệ song phương ngày càng tiến xa hơn nữa". Ông Lục liên tục lặp lại câu trả lời này đối với 4 câu hỏi riêng biệt.

Trump đắc cử tổng thống là điều nằm ngoài dự liệu của Bắc Kinh.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời chúc mừng đến Trump. Theo Tân Hoa xã, ông Tập đã gửi một thông điệp tới Trump bày tỏ mong muốn cùng nhau hợp tác để "đưa mối quan hệ Trung - Mỹ tiếp tục tiến về phía trước bằng một điểm khởi đầu mới".

Nhìn vào bề ngoài, Trung Quốc có một số lý do để hài lòng với việc Donald Trump đắc cử.

[mecloud]f2R5rOeqQJ[/mecloud]

Thứ nhất, các quan chức và học giả Trung Quốc đều có nhận thức tiêu cực chung về cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump trong cuộc đua trở thành tổng thống. Trong thời gian giữ chức Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Obama, bà Clinton chính là biểu tượng cho chính sách "Xoay trục châu Á" của chính quyền, khiến Bắc Kinh phải "đau đầu". Ở Trung Quốc, Clinton được xem là "diều hâu" trong các vấn đề an ninh như Biển Đông và công kích các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc.

Nhìn chung, Trung Quốc mong muốn tổng thống thứ 45 của Mỹ là người thuộc đảng Cộng hòa, vì cho rằng các chính sách ủng hộ kinh tế của đảng này sẽ không gây nguy hiểm cho mối quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ phải nhận ra rằng, Trump chạy đua vào Nhà Trắng với tư cách là người của đảng Cộng hòa, nhưng ông không phải là người của đảng này theo nghĩa truyền thống. Trump đại diện cho một cái mới, người theo phe dân túy, và không có dấu hiệu nào rằng ông sẽ trung thành với chính sách doanh nghiệp trong quá khứ. Bắc Kinh có thể vui mừng vì TPP có thể không khả dụng dưới thời Tổng thống Trump, nhưng cũng không có gì chắc chắn là chính quyền Trump sẽ theo đuổi các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc (như Hiệp định đầu tư song phương vốn đã được thảo luận trong một thời gian dài).

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump nhiều lần cam kết sẽ ngăn chặn việc Trung Quốc "cưỡng bức" Mỹ bằng cách áp đặt mức thuế nặng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng những lời lẽ chống lại nền thương mại Trung Quốc của Trump sẽ chẳng khác nào những lời tuyên bố hùng hồn thường thấy trong các chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, trước những làn sóng giận dữ về sự suy thoái kinh tế Mỹ, cùng với cách tiếp cận độc đáo của Trump, không có gì đảm bảo rằng ông sẽ từ bỏ cam kết của mình như những tổng thống đắc cử khác. Với việc kinh tế Trung Quốc đang ở trong giai đoạn tăng trường chậm, một cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ là thảm họa.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sách lược của tổng thống đắc cử Donald Trump đối với Trung Quốc: dữ dội, đanh thép và cứng rắn.

Các học giả Trung Quốc có thể bị cám dỗ để tìm thấy sự thoải mái trong lập trường bất thường của Trump đối với liên minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như học giả Wang Dong nhận định trên The Diplomat, trong khi Bắc Kinh hoan nghênh quan hệ an ninh lỏng lẻo giữa Washington với các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, thì lập trường để cho Seoul và Tokyo theo đuổi vũ khí hạt nhân của Trump rõ ràng đang nhắm đến Trung Quốc.

[mecloud]YvKTKUBXmX[/mecloud]

Bên cạnh đó, cũng có những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump sẽ không những không từ bỏ các đồng minh của Mỹ mà ngược lại còn tăng cường hiện diện an ninh của Washington trong khu vực - một động thái rõ ràng hướng về phía Trung Quốc. Trump, một người hoàn toàn không có kinh nghiệm về chính trường, lại càng không có kinh nghiệm về chính sách ngoại giao, có thể sẽ phụ thuộc phần lớn vào các cố vấn tổng thống của mình. Đặc biệt trong vấn đề Trung Quốc, Trump gần như không cho thấy mối quan tâm đến chiến lược địa chính trị, mà thay vào đó là tập trung vào các mối quan hệ kinh tế song phương. Điều này đồng nghĩa với việc những tuyên bố của Trump trong thời gian tranh cử không phải là cách tốt nhất để đánh giá chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump, và các cố vấn của ông sẽ đóng vai trò quyết định với những chính sách thực tế được đưa ra. Và trong khi chúng ta vẫn đang chờ đợi các vị trí hàng đầu về ngoại giao, quốc phòng, cố vấn an ninh quốc gia, được lấp đầy, thì đã có những gợi ý cho rằng Trump ủng hộ một chính sách "hiếu chiến" hơn với Trung Quốc.

Một bài viết đăng tải gần đây trên Foreign Policy của hai cố vấn chiến dịch tranh cử của Trump là Alexander Gray và Peter Navarro lập luận rằng, chính quyền Obama đã không đủ cứng rắn với Trung Quốc (và các vấn đề an ninh châu Á - Thái Bình Dương nói chung). Theo hai chuyên gia này, chính sách "tái cân bằng" châu Á dưới thời Obama chẳng khác nào "thùng rỗng kêu to", và chính nó đã khuyến khích Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Hệ quả hiển nhiên là Trump sẽ theo đuổi đường lối cứng rắn hơn, cái mà Gray và Navarro gọi là theo đuổi "hòa bình thông qua sức mạnh". Điều đó sẽ đưa đến một số chính sách mà Bắc Kinh ghét cay ghét đắng, từ bán vũ khí nhiều hơn cho Đài Loan, tăng cường lực lượng hải quân, và hướng tới phủ nhận lợi thế quân số của Trung Quốc.

Nếu những chính sách trên có khả năng xuất hiện dưới thời Trump, Trung Quốc có thể sẽ tiếc nuối về những gì có thể xảy ra nếu Clinton trở thành tổng thống Mỹ. Nhiều quan chức Trung Quốc có thể không thích Clinton vì những tuyên bố và các quyết sách trước đây, song dù sao những hoạt động của bà vẫn trong khả năng mà Trung Quốc có thể chấp nhận. Chẳng có gì đảm bảo là Trump sẽ như vậy. Trên thực tế, Trump được bầu vì lời hứa sẽ đưa Mỹ vĩ đại trở lại.

[mecloud]wXWPvTXZEj[/mecloud]

Điều này khiến Trung Quốc phải đối mặt với một loạt khả năng tương lai. Trump có thể nghe theo các cố vấn của mình và áp dụng một chính sách đối ngoại hiếu chiến, gây tổn hại trực tiếp đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc. Mặt khác, có khả năng Trump có thể bị thuyết phục sử dụng các biện pháp kinh tế để thỏa thuận "món hời lớn" mà Trung Quốc muốn có: cắt giảm sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương để đối lất sự ủng hộ của Trung Quốc trong các vấn đề ngoài khu vực và lời hứa không can thiệp vào "sân sau" của Mỹ.

Nếu có một điều mà Trung Quốc coi trọng trên hết, thì đó chính là sự ổn định. Như nhà bình luận Yuki Tatsumi từng viết trong bài đánh giá tổng quan về ý nghĩa của việc Trump đắc cử đối với châu Á, không một điều gì có thể chắc chắn. Trong một chính sách đối ngoại chính được đưa ra hồi tháng 4, Trump chủ trương vì một nước Mỹ "ngày càng khó đoán hơn". Và bây giờ, Trung Quốc có thể phát hiện ra rằng, một tổng thống khó đoán như Trump đối với lợi ích của Bắc Kinh rõ ràng trớ trêu hơn rất nhiều.

[mecloud]ej35XNrTTJ[/mecloud]

Lê Huyền (The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sao Việt hải ngoại nín thở cầu nguyện cho nhà cầm quyền tương lai

Trong khi cả thế giới đang dõi theo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra, nhiều nghệ sĩ Việt đang sinh sống và làm việc tại xứ cờ hoa cũng hào hứng chờ đợi kết quả xem ai sẽ là nhà cầm quyền tương lai.