Tin mới

Trump và Biden: Ai thắng cử sẽ tốt cho châu Á?

Thứ hai, 02/11/2020, 11:47 (GMT+7)

Từ an ninh cho đến thương mại, việc ai ngồi trong Nhà Trắng có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực. Chính quyền của Biden sẽ khác với Trump như thế nào? Ai trở thành Tổng thống Mỹ sẽ tốt hơn cho châu Á?

Chính sách ngoại giao sẽ được duy trì nếu Trump thắng

Các nhà phân tích nhận định, nếu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và làm chủ Nhà Trắng trong 4 năm nữa thì chắc chắn các Chính sách sẽ tiếp tục được duy trì. Các báo cáo cho thấy Tổng thống có thể sẽ đổi Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper còn Ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn ở trong Nội các.

Cuộc tranh luận cuối cùng giữa Trump và Biden được phát trực tiếp. Ảnh: Getty

Những diều hâu chống Trung Quốc như cố vấn kinh tế Peter Navarro cũng sẽ giữ nguyên vị trí. Tổng thống Trump có khả năng yêu cầu các đồng minh chia sẻ gánh nặng để đối lấy quân đội, bằng không, ông sẽ cho rút một phần binh lính. Điều này sẽ là vấn đề với Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bắc Kinh sẵn sàng "chung sống" với Mỹ dù ai là tổng thống

Bức ảnh chụp ngày 1/12/2018 cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Buenos Aires. Ảnh: Getty

Các nhà phân tích nhận định dù ai thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới thì điều chắc chắn là quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington cũng không thể thay đổi và lập trường diều hâu với Trung Quốc có thể tiếp tục. Giữa một cuộc chiến thương mại chưa đi đến hồi kết và các mối quan hệ ngoại giao đang leo thang còn là những câu hỏi hóc búa cho Hong Kong và Đài Loan.

Theo chuyên gia Wang Huiyao, cố vấn nội các Trung Quốc, đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, dù ông Trump hay ông Biden giành chiến thắng cũng đều mang lại một loạt thách thức riêng, nhưng nó sẽ chấm dứt tình trạng tấn công Trung Quốc đang thống trị trong chính trị Mỹ hiện nay.

Quan hệ của Mỹ với Nhật, Hàn "không được quản lý tốt"

Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân Kim Jung-sook tại Washington vào ngày 11/4/2019. Ảnh: Getty

Thành tựu lớn nhất của Tổng thống Trump tại Đông Á là hội nghị lịch sử với ông Kim Jong-un tại Singapore năm 2018. Nó đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo đương nhiệm của Mỹ gặp người đồng cấp Triều Tiên để giải quyết vấn đề hạt nhân.

Tiến sĩ Lee Seong-hyon đến từ Viện nghiên cứu Sejong nói rằng ông Trump nên nhận được "sự tín nhiệm" vì cuộc gặp này. Ngoài ra, ông ấy "thực sự chứng minh việc không hiểu được tầm quan trọng của các đồng minh với Mỹ". Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng ông Trump đã làm mất lòng các đồng minh chiến lược là Nhật Bản và Hàn Quốc, đưa ra những lời hứa suông về Triều Tiên và không kiềm chế được Trung Quốc.

Không một ứng viên nào đáp ứng tất cả các yêu cầu của Đông Nam Á

Tổng thống Trump gặp người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte bên lề thượng đỉnh ASEAN tại Manila ngày 13/11/2017. Ảnh: Reuters

Không rõ ai sẽ là người tốt hơn cho Đông Nam Á, Trump hay Biden. "Có những lợi thế và bất lợi", nhà nghiên cứu Lucio Pitlo III đến từ Asia-Pacific Pathways to Progress Foundation cho biết.

Nếu Trump tái đắc cử, nhiều khả năng ông sẽ tiếp tục cách thức cá nhân để đối phó với đồng minh và đối thủ một cách lạnh lùng, khó đoán.

Ai ngồi ở phòng Bầu Dục thì quan hệ Mỹ - Ấn độ vẫn ấm cúng

Giáo viên trường mỹ thuật vẽ tranh Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tại Mumbai ngày 29/10/2020. Ảnh: Getty

Vào tháng 2, khi ông Trump thăm Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã hết lời ca ngợi nhà lãnh đạo Mỹ trong một cuộc mít tinh lớn tại Gujarat, bang quê nhà ông. Thru tướng Ấn Độ nói rằng mối quan hệ 2 nước "đang gần gũi và lớn hơn rất nhiều", đồng thời ca ngợi Trump là một nhà lãnh đạo "nghĩ việc lớn".

Tình bạn thân thiết giữa 2 người đàn ông cho thấy mức độ thoải mái trong quan hệ song phương, điều mà lưỡng đảng của Mỹ đều ủng hộ. Ngay cả ứng viên Joe Biden cũng đề xuất quan hệ chặt chẽ với New Delhi.

Trump, Biden và Nam Á qua lăng kính Ấn Độ - Thái Bình Dương

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tuần tới đang được theo dõi chặt chẽ tại Nam Á. Thượng nghị sĩ Kamala Harris chắc chắn có sức lôi cuốn vì nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng, bà có thể là phó tổng thống Mỹ gốc Ấn đầu tiên trong lịch sử.

Nhưng sự quan tâm đến kết quả bầu cử không chỉ nằm ở lý lịch của Thượng nghị sĩ Harris. Mối quan hệ rằng buộc giữa Mỹ và Nam Á đã phát triển trong những năm gần đây, theo nhiều cách khác nhau. Ở một mức độ nào đó, cộng đồng người gốc Ấn tại Mỹ đang được cả đảng Dân chủ và Cộng hòa theo đuổi.

Trong khi cộng đồng người hải ngoại vào khoảng 4,5 triệu, số cử tri được cho là khoảng 2 triệu. Con số này nhỏ nhưng lại đáng kể ở một số bang chiến trường để chọn ra người thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Những lý do thực sự cho chuyến thăm châu Á của Pompeo

Tổng thống Indonesia Joko Widodo gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bogor, Indonesia ngày 29/10/2020. Ảnh: Reuters

Chưa đầy một tuần sau khi đến Jakarta, Ngoại trưởng Mike Pompeo có thể không còn giữ chức vụ này, cùng với ông chủ của mình, Tổng thống Donald Trump. Nhưng Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo sẽ không đánh giá thấp cơ hội tái đắc cử của Trump. Ông cũng sẽ không phun phí cơ hội hợp tác quốc phòng Mỹ - Indonesia mà Bộ trưởng quốc phòng Prabowo Subianto đã đạt được trong chuyến công du gần đây tới Washington.

Indonesia cũng như tất cả ASEAN cần sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại đây. Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn đối với những tuyên bố trái phép của họ tại Biển Đông.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news