Tin mới

Trung Quốc có quan tâm đến hình ảnh quốc tế của họ không?

Thứ năm, 12/06/2014, 14:17 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trung Quốc\nmuốn đạt được cả lợi ích quốc gia, về lãnh thổ và hình ảnh trên trường quốc tế.

 

(Tinmoi.vn) Trung Quốc muốn đạt được cả lợi ích quốc gia, về lãnh thổ và hình ảnh trên trường quốc tế.

Hình ảnh trên quốc tế của Trung Quốc đang gặp trở ngại-nhưng nếu được yêu cầu phải chọn giữa những những lợi ích quốc gia và bảo vệ hình ảnh quốc gia, Trung Quốc sẽ chọn điều đầu tiên.

Một khảo sát được hãng BBC World Service tiến hành gần đây cho thấy hình ảnh quốc tế của Trung Quốc trên thế giới không lớn lắm. Mặc dù trong năm nay, tỷ lệ bình quân 42% số người cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng tích cực và cũng 42% nghĩ ngược lại, hình ảnh Trung Quốc ở Nhật Bản và Hàn Quốc khá tiêu cực.

Tại Hàn Quốc, chỉ 32% người dân nước này đánh giá tích cực về Trung Quốc, trái lại 56% còn lại thấy ảnh hưởng đó là tiêu cực. Tại Nhật Bản, tình hình còn xấu hơn khi chỉ duy nhất 3% (được xếp là thấp) người Nhật Bản cho Trung Quốc là tốt đẹp, trong khi 73% người cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng xấu ở châu Á.

Tuy nhiên, hình ảnh của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ La tinh khá khẩm hơn. Cả ba quốc gia được khảo sát đánh gia tích cực về Trung Quốc: với 85% ở Nigeria, 67% ở Ghana, và 65% ở Kenya. Và bốn nước Mỹ Latin được khảo sát, chỉ duy nhất Mexico có cái nhìn tiêu cực hơn là tích cực (40%-33%), ba quốc gia còn lại là những ngoại lệ với quan điểm khá tích cực về Trung Quốc (Peru 54%, Brazil 52% và Argentina 45 %). Đặc biệt “khó đỡ” nhất là ở Đức, chỉ 10% nhận định tích cực về Trung Quốc so với 75% có quan điểm không thiện cảm. Điều này dường như không gây ngạc nhiên lắm trong hầu hết các quốc gia dân chủ phát triển.

Trung Quốc có quan tâm đến hình ảnh quốc tế của họ không?

Image Credit: Wikimedia Commons

Một câu hỏi bình thường có thể được đặt ra là “Vậy Trung Quốc có quan tâm về hình ảnh quốc tế của họ không?” Những động thái gần đây của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông dường như cho thấy Trung Quốc không coi trọng lắm hình ảnh của họ lắm với những người hàng xóm châu Á. Nhưng điều này mâu thuẫn với những nỗ lực nâng cấp quyền lực mềm và xây dựng hình ảnh tích cực trên toàn cầu gần đây của Trung Quốc. Rắc rối là: Nếu Trung Quốc thực sự quan tâm, tại sao Trung Quốc lại hành xử theo cách gây tổn hại đến đến hình ảnh quốc tế của chính họ như thế? Đây là một câu hỏi chính đáng, là bằng chứng chứng tỏ nhiều nước ở châu Á đang xem Trung Quốc là một 'kẻ bắt nạt' to lớn.

Có ba lý giải cho điều nghe có vẻ mâu thuẫn giữa chiến lược xây dựng hình ảnh quốc gia của Trung Quốc và hành động cứng rắn của nước này gần đây.

Đầu tiên, có thể Trung Quốc không thực sự muốn theo đuổi ý tưởng về hình ảnh quốc gia hay quyền lực mềm. Theo logic thực tế đang chiếm ưu thế ở Trung Quốc, vấn đề cốt lõi trong chính trị quốc tế là sức mạnh vật chất, trong đó, quyền lực mềm luôn là một “phụ gia” đi kèm sức mạnh vật chất. Vì vậy, các lãnh đạo Trung Quốc có thể chấp nhận “thà khiến sợ hãi còn hơn là được yêu mến” trong chiến lược ngoại giao. Nếu thực sự đây là lý do đằng sau những chiến lược chính trị của Trung Quốc gần đây, không ngạc nhiên chút nào khi Trung Quốc rất thờ ơ thúc đẩy hình ảnh quốc gia.

Lý do thứ hai có thể là Trung Quốc thực sự quan ngại về hình ảnh quốc tế của họ nhưng vấn đề là Trung Quốc thiếu kinh nghiệm hay thậm chí là vụng về trong việc thúc đẩy hình ảnh quốc gia. Thực tế, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư nhiều nguồn lực vào Chính sách “ngoại giao công chúng”, điều đã tạo ra những kết quả hỗn độn.

Chỉ cần nghĩ về việc Bắc Kinh đã chi bao nhiêu tiền cho Olympics Bắc Kinh năm 2008 để gây hình ảnh thiện cảm. Rõ ràng, Bắc Kinh muốn cho thấy hình ảnh một đất nước đẹp đẽ và hữu nghị đến cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, tất nhiên các quan chức chịu trách nhiệm quảng bá hình ảnh Trung Quốc dường như đã đi ngược lại chiến lược đó, do không đủ khả năng hay không có sự nhất quán giữa các Bộ như Bộ Ngoại giao và quân đội.

Ví dụ, vừa qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trơ tráo gửi thư lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về cái gọi là "Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng đến hoạt động khoan dầu hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông", vu cáo Việt Nam "quấy nhiễu" hoạt động giàn khoan trái phép Hải Dương 981 sau một tháng hạ đặt trái phép. Tương tự, Trung Quốc ngoan cố rằng tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần nhưng, những video thực tế đã chứng minh được ai mới là bên hung hăng cố tình gây chiến. Những thiệt hại đã thấy rõ. Có rất nhiều ví dụ để chứng minh lỗ hổng về chính sách "ngoại giao công chúng" của Trung Quốc nếu muốn được quốc tế công nhận.

Cuối cùng, Trung Quốc lờ đi hình ảnh quốc gia bằng cách đặt lợi ích quốc gia đối lập với hình ảnh trên trường quốc tế. Vì vậy, họ cọi trọng hình ảnh quốc gia, nhưng càng ham muốn về lợi ích lãnh thổ hơn. Nhưng khi Trung Quốc chọn điều đó, bất kỳ nước nào khác cũng sẽ lựa chọn như vậy. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng từng phát biểu vào đầu năm, Trung Quốc bất chấp tất cả, không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia cốt lõi. Từ đó có thể thấy, hình ảnh quốc gia đối với Trung Quốc không được ưu tiên hàng đầu.

Tóm lại, Trung Quốc vừa muốn thúc đẩy hình ảnh quốc gia vừa không từ bỏ tham vọng lãnh thổ. Cùng lúc, Trung Quốc nên hiểu rằng, không thể phát triển cũng như cải thiện mối quan hệ với các nước khác với cách giải quyết hình ảnh đất nước như hiện tại.

Chi MK (Theo Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.