Tin mới

Trung Quốc có thể hợp pháp hóa bá quyền tại châu Á?

Thứ sáu, 08/08/2014, 14:41 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trung Quốc có thể thống trị khu vực nhưng quyền bá chủ mà Bắc Kinh muốn còn hơn cả chuyên chế?

(Tinmoi.vn) Trung Quốc có thể thống trị khu vực nhưng quyền bá chủ mà Bắc Kinh muốn còn hơn cả chuyên chế?

 

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã rất nổi tiếng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bắc Kinh hiện đang đứng thứ hai thế giới và có khả năng sẽ vượt qua Mỹ trong thập kỷ tới.

Trung Quốc cũng là nước chi tiêu cho quốc phòng lớn thứ 2 thế giới nhằm mục đích xây dựng lực lượng hải quân biển xanh có cả tàu sân bay. Có thể, Trung Quốc đang sở hữu tên lửa và máy bay không người lái chống lại được Hải quân Mỹ với khả năng hoạt động bên trong “chuỗi đảo đầu tiên” (từ miền nam Nhật Bản qua Đài Loan và Philippines tới Biển Đông) gây thiệt hại đáng kể cho Washington.

Dân số của Trung Quốc đang lớn nhất thế giới: ngày nay, cứ 7 người thì lại có 1 người mang quốc tịch Trung Quốc.

Như Hugh White đã từng lập luận: Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt với thách thức lớn hơn trong lịch sử của mình khi là một cường quốc thế giới. Mỹ đã nổi lên như một quốc gia cường thịnh từ những năm 1880. Vào thời điểm đó, Washington phải đối mặt với 4 thách thức chính: Chủ nghĩa dân tộc Đức trong Thế chiến I, chủ nghĩa phát xít trong Thế chiến II, chủ nghĩa cộng sản trong Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa cuồng thánh chiến trong cuộc chiến chống khủng bố.

Trong những thách thức trên thì chỉ có Liên Xô là thực sự mạnh. Người ta từng cho rằng Hitler và bin Laden đáng sợ nhất nhưng sức mạnh của  chủ nghĩa Stalin lớn hơn rất nhiều, cho dù đã sụp đổ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vượt qua tất cả những nguồn lực mà họ có thể tập hợp được. Trung Quốc thống trị tốt hơn Liên Xô rất nhiều, kinh tế lớn hơn Đức, Nhật cũng như các nước, các nhóm Hồi giáo khác nhiều lần. Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng.

Quyền bá chủ của Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương không phải là điều không thể tránh bởi Bắc Kinh có rất nhiều đối thủ. Nhưng đối với tất cả các lý do, một dòng ngăn chặn toàn diện từ phía đông và phía bắc Ấn Độ cho tới Nhật Bản khó có thể xảy ra. Ấn Độ đang do dự. Đông Nam Á thì liều hợp tác thương mại với Trung Quốc và đẩy mạnh điều này cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, chứ không cân bằng để chống lại Bắc Kinh. Hàn Quốc thì kết hợp với Bắc Kinh chống lại Nhật Bản, hoặc ngược lại. Điều này khiến họ ngày càng xa rời Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ. Mặc dù có đủ khả năng để chống lại tham vọng của Trung Quốc nhưng Nhật Bản đang phải vật lộn trong những thập kỷ gần đây, Mỹ thì ở quá xa. Bà White dự đoán rằng các thỏa hiệp Trung-Mỹ là cách tốt nhất để tránh cho xung đột Trung-Mỹ có thể xảy ra. Sức mạnh của Trung Quốc tại Đông Á có thể se được công nhận ở một số điểm trong 2 thập kỷ tới.

Câu hỏi tiếp theo là Trung Quốc liệu có thể hợp pháp hóa quyền bá chủ vẫn còn đang phôi thai của mình tại khu vực. Điều này có thể chứng minh cho các quốc gia khác tại khu vực là địa vị thống trị của Trung Quốc tại đây không đơn giản chỉ là sự chuyên chế? Nó còn cho thấy Trung Quốc ngày nay đang tìm kiếm một hệ thống triều cống mới nhất.

Quyền bá chủ của Mỹ được điều hành bởi hệ tư tưởng tự do hợp lý khiến những nước liên quan có tiếng nói trong khuôn khổ rộng hơn. Các nước như Đức hay Nhật Bản không phải là đối tượng của Mỹ, họ là đồng minh vì vậy lựa chọn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ là có thật. Nếu Mỹ là một “đế quốc” thì đây đích thị là một đế quốc “mềm”.

Khi Pháp rút khỏi NATO năm 1966, Philippines bỏ phiếu để Mỹ rời khỏi căn cứ quân sự của họ vào năm 1992, Mỹ đã không còn là một đế quốc nữa.

Đây là một bài học cho Trung Quốc. Bắc Kinh rất mạnh. Sức mạnh ấy mang lại cho Trung Quốc sự sợ hãi cũng như sự tôn trọng miễn cưỡng từ khu vực. Để vượt qua Trung Quốc là rất nguy hiểm. Nhưng đối với sức mạnh đã trải qua thăng trầm của lịch sử, Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn thay vì chỉ đi bắt nạt các nước khác. Một nhà nghiên cứu nhận định: Trung Quốc, về bản chất là một nhà nước duy thực, ích kỷ và hẹp hòi đang tìm kiếm để tối đa hóa sức mạnh và lợi ích dân tộc.

Trung Quốc rất ít quan tâm tới vấn đề quản trị toàn cầu cũng như việc tôn trọng những hành vi theo tiêu chuẩn toàn cầu (ngoại trừ những học thuyết được nhiều người ca tụng và không làm ảnh hưởng tới các vấn đề nội bộ quốc gia). Các Chính sách kinh tế của Trung Quốc theo chủ nghĩa hám lợi, còn ngoại giao thì thụ động. Trung Quốc đang thực hiện chiến lược sức mạnh cô độc, không đồng minh, luôn nghi ngờ và có mối quan hệ căng thẳng với nhiều quốc gia trên thế giới. Chiến lược này sẽ mang lại thành công ngắn hạn nhưng về lâu dài, Trung Quốc sẽ gặp nhiều thiệt hại. Trung Quốc cần phải xây dựng một chiến lược mang tính hòa giải và lôi cuốn hơn đối với những quốc gia không phụ thuộc vào mình giống như những gì mà Mỹ đã làm với các nước đồng minh trên thế giới.

Trong khi sức mạnh tại châu Á ngày càng tăng lên, Trung Quốc cần phải xác định lại vị trí của mình thay vì chỉ thực hiện những chính sách thực dụng và tìm kiếm sự huy hoàng của chủ nghĩa dân tộc. Nếu không thể để các nước láng giềng tự nguyện hợp tác, bá quyền Trung Quốc chẳng khác gì sự chuyên chế. Có lẽ, đó là tất cả những gì mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải quan tâm.

Bảo Linh (Theo tin tức Thediplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.