Tin mới

Trung Quốc đã có cách khôi phục MH370

Thứ hai, 14/04/2014, 09:07 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết nước này có bí quyết công nghệ để phục hồi các đống đổ nát và hộp đen của MH370 nhưng các rào cản hậu cần cần phải được khắc phục trước khi tàu ngầm Jiaolong được triển khai.

(Tinmoi.vn) Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết nước này có bí quyết công nghệ để phục hồi các đống đổ nát và hộp đen của MH370 nhưng các rào cản hậu cần cần phải được khắc phục trước khi tàu ngầm Jiaolong được triển khai.

 

Các nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích đang tập trung vào các tín hiệu dưới nước tại khu vực thuộc Ấn Độ Dương các tây bắc Perth 2.250 km. Nhưng độ sâu của nước có thể vượt quá 4.500 mét. Bất kỳ hoạt động cứu hộ nào không chỉ phải đối mặt với các dòng hải lưu mạnh, không ánh sáng tự nhiên mà còn phải chịu áp lực mà rất ít tàu có người lái trên thế giới có thể chịu được.

SCMP đưa tin tức, các thiết bị chụp hình sonar của các tàu hải quân Trung Quốc có thể quét qua khu vực và ghi được hình ảnh có độ nét cao, hỗ trợ các đội cứu hộ, giáo sư Yang Yichun, một nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm chính nghiên cứu độ rung và tiếng ồn của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết. “Tôi không thể đưa ra bất cứ điều gì cụ thể về những phân giải cao nhất – những thứ đã được phân loại – nhưng các thiết bị của chúng tôi có thể tìm thấy một phần cáp biển ở độ sâu rất lớn, vì thế việc “tìm thấy” đống đổ nát của một chiếc máy bay không phải là vấn đề”, ông Yang nói.

“Chúng tôi có thể nhìn thấy rõ ràng các cửa sổ, cánh, đuôi hoặc các bộ phận khác bên ngoài máy bay, cho phép chúng tôi xác định vị trí chính xác của nó. Sauk hi phân tích những hình ảnh siêu âm, chúng tôi có thể lập kế hoạch tiếp cận đống đổ nát và lấy hộp đen”.

Tàu ngầm có người lái Jiaolong của Trung Quốc

Tàu ngầm có người lái Jiaolong của Trung Quốc

Trung Quốc có thể đưa tàu ngầm Jiaolong hoặc Sea Dragon tới để hỗ trợ việc khôi phục các đống đổ nát. Giới hạn hoạt động của nó vào khoảng 7.000 mét và sử dụng cánh tay robot để lấy các mẫu vật ở độ sâu bằng một nửa con số trên, nhà nghiên cứu Feng Dong thuộc Phòng thí nghiệm địa chất biển cho biết. Việc tiếp cận đống đổ nát và phục hồi hộp đen sẽ đặt ra thách thức với các nhà nghiên cứu nhưng vẫn sẽ làm được nếu có kế hoạch cụ thể.

Feng, người đã từng làm việc trong tàu Jiaolong cho biết tầm nhìn dưới độ sâu như vậy bị hạn chế rất nhiều do thiếu ánh sáng tự nhiên, vì vậy các nhà nghiên cứu cần nắm được vị trí chính xác của máy bay. Jiaolong có thể ở dưới nước hơn 10 tiếng nhưng pin của nó hạn chế nó di chuyển, chỉ đi được vài kilomet dưới vùng biển đã lặn xuống.

Cánh tay robot của Jiaolong hoạt động giống như một con người, cho phép nó cầm nắm đối tượng một cách chắc chắn nhưng “ngón tay” của nó được thiết kế để thao tác với các đối tượng tự nhiên ví dụ như khoáng sản. Cánh tay có thể được trang bị các công cụ khác nhau để thực hiện các công việc khác nhau, như cắt, xé, nâng, khoan hoặc thắt nút dây thừng. Nhưng chiếc tàu ngầm này không thể mang các vật thể lớn hoặc nặng lên khỏi mặt nước. Việc xử lý các mảnh vỡ của máy bay đòi hỏi con tàu phải thay đổi phần cứng.

“Đội tìm kiếm phải đối mặt với nhiều thách thức bởi chưa có ai làm điều này trước đó. Làm việc dưới biển sâu là một công việc đầy rủi ro, đòi hỏi nghiên cứu kỹ hơn”, Feng nói.

Trung Quốc có thể gửi một tàu ngầm robot nhưng không trang bị cánh tay cơ khí và có khả năng hoạt động tại độ sâu cần thiết. “Chúng tôi có một thiết bị có thể đi xa hơn 6 cây số, nhưng không có cánh tay robot. Nó chỉ có thể chụp ảnh hoặc thu thập thêm dữ liệu”, một nhà nghiên cứu giấu tên tại học viện Tự động hóa thuộc Viện Thẩm Dương cho biết. “Một số nước phương Tây như Mỹ và Pháp đã làm rất tốt việc này và họ có kinh nghiệm từ việc khôi phục chuyến bay 447 của Air France. Trung Quốc nên tham gia cùng các nước khác để phục hồi máy bay mất tích”.

Chuyến bay 447 đã rơi xuống biển sau gần 4 giờ bay từ Rio de Janeiro đến Paris vào tháng 6/2009. Một số đống đổ nát được tìm thấy sau vài ngày xảy ra tai nạn nhưng phải mất 2 năm mới thu hồi được hộp đen, nằm sâu dưới đáy biển 4.000 mét.

“Việc gửi tàu Jiaolong xuống đó một cách vội vàng sẽ chẳng khách nào một con sói đơn động khiến đội tìm kiếm gặp phải những rủi ro không cần thiết”, các nhà nghiên cứu tại Viện tự động hóa cho biết.

Jiaolong và tàu mẹ của nó, Xiang Yang Hong 9 hiện đang neo đậu tại Trung tâm Đáy biển Quốc gia tại Thanh Đảo, Sơn Đông và chờ đợi lệnh để triển khai.

Một quan chức tại văn phòng hành chính của trung tâm cho biết ông không có quyền tiết lộ chi tiết về việc đào tạo phi hành đoàn cũng như tình trạng của tàu ngầm khi chưa được phép của chính phủ. Nhưng tàu vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng. “Cả thế giới đang dõi theo chúng tôi tạo nên nhiều áp lực. Nhưng công việc này khá nhạy cảm liên quan đến công nghệ và chính trị. Không thể thực hiện một cách vội vàng”.

Bảo Linh (Theo scmp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news