Tin mới

Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông buộc Mỹ phải hành động

Thứ năm, 03/11/2016, 11:16 (GMT+7)

Những hành động hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc trong những năm gần đây chính là nguyên nhân thúc đẩy Mỹ đẩy mạnh quân sự hóa tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Những hành động hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc trong những năm gần đây chính là nguyên nhân thúc đẩy Mỹ đẩy mạnh quân sự hóa tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tháng trước, các nhà phân tích quốc phòng châu Á Nicholas Borroz và Hunter Marston đã gây tranh cãi trên tờ New York Times khi cho rằng, việc Washington "chú trọng quá mức vào quân sự hóa" là "công thức cho một cuộc xung đột" với Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Bài bình luận với tiêu đề "Washington nên dừng quân sự hóa Thái Bình Dương" được đưa ra kịp thời trong bối cảnh Mỹ sắp có tổng thống mới, song thực tế là các cấu trúc liên minh Mỹ mà họ phê bình đã mang lại hòa bình, thịnh vượng cho khu vực này kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Cho đến khi sự trỗi dậy cùng những hành động khiêu khích của Bắc Kinh thách thức vị trí của Washington trong khu vực, hệ thống đã tồn tại hầu như không thay đổi.

Năm 2009, Trung Quốc đệ trình cái gọi là "đường 9 khúc", khẳng định chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông lên Liên Hợp Quốc. Mỹ đã phản ứng bằng tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton khi đó về tầm quan trọng của tự do hàng hải và giải quyết hòa bình những tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Năm 2009, Trung Quốc đệ trình cái gọi là "đường 9 khúc", khẳng định chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông.

Từ năm 2010, Bắc Kinh đã phớt lờ Mỹ và lời kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của cộng đồng quốc tế, khiến chính quyền Obama vào năm 2011 đưa ra Chính sách tái cân bằng chiến lược và một phần của kế hoạch này là tăng cường vai trò quân sự của Mỹ ở châu Á. Lại một lần nữa, điều này chỉ xảy ra nhằm phản ứng với những hành động của Trung Quốc.

Thật không may, Trung Quốc đã liên tục chứng minh rằng không kế hoạch nào có thể đảo ngược hoặc thay đổi những hành vi của họ ở Biển Đông. Những hành động của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng ngày càng trở nên hung hăng và đe dọa. Chẳng hạn, trong cuộc gặp gần đây nhất hồi tháng 10 của các quốc gia thuộc Phong trào không liên kết (NAM), Bắc Kinh đã thông qua tờ Hoàn cầu thời báo để chỉ trích Singapore vì công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực hồi tháng 7, chống lại tuyên bố Biển Đông của Trung Quốc trong biên bản tổng kết của hội nghị thượng đỉnh NAM. Tờ báo này còn đáp trả thẳng thừng sự phản đối của Đại sứ Singapore đối với bài báo bằng cách nói rằng "hếu hết các nước ASEAN đều giải quyết sự kiểm soát nhạy cảm ở Biển Đông theo cách cân bằng" và "Singapore nên cảm thấy xấu hổ vì đã cố gắng ngáng chân Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ".

Singapore không phải là một bên yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và đã duy trì thành công vị trí trung lập cho đến bây giờ. Tuy nhiên, Singapore lại thường xuyên phải chịu đựng những đe dọa và chỉ trích từ Bắc Kinh. Ví dụ, một nguồn tin thân cận trong quân đội Trung Quốc gần đây nói rằng: "Chúng ta nên dạy cho họ (Singapore) một bài học đẫm máu".

Hai nhà phân tích Borroz và Marston cũng nhanh chóng bác bỏ nỗ lực cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông thay vì giải thích rằng các hành động này là đơn phương, đe dọa các nước láng giềng cũng như khả năng Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự tại khu vực này trong tương lai. Theo báo cáo của Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo 800 ha đất từ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông. Trung Quốc cũng xây dựng 3 đường băng để triển khai sức mạnh quân sự, bao gồm cả việc sử dụng máy bay chiến đấu và máy bay ném bom ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tăng cường các cơ sở radar cũng như hệ thống phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc hiện nay cũng tiến hành tuần tra thường xuyên trên không và trên biển để củng cố tuyên bố chủ quyền.

Tàu tuần duyên Trung Quốc hung hăng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam.

Bắc Kinh cũng ngày càng thể hiện rõ ràng thiên hướng cho hành vi hung hăng đối với các nước láng giềng. Tàu cá Trung Quốc thường xuyên đe dọa các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc tiếp tục không được kiểm soát, các đồng minh và đối tác trong khu vực của Mỹ tin rằng họ sẽ phải tự lo cho quốc gia mình.

Với những hành vi như vậy, thật quá tò mò khi mà hai nhà phân tích Borroz và Marston lại chọn chỉ trích chính sách của Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Obama. Có rất nhiều trường hợp, trong đó Trung Quốc tung ra những lời chỉ trích nhằm vào chính sách của Mỹ. Tờ National Interest cũng đặc biệt lưu ý đến những lần Bắc Kinh lu loa tự nhận mình là nạn nhân thay vì chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình, và phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực hồi tháng 7 là một ví dụ điển hình. Bắc Kinh tuyên bố mình là nạn nhân của sự thiên vị quốc tế để giải thích tại sao họ quyết định không tuân thủ phán quyết dù là một bên tham gia ký kết luật biển quốc tế.

Borroz và Marston cũng góp phần cho câu chuyện "nạn nhân" của Trung Quốc trở nên phong phú khi nói rằng Mỹ gần đây đã thiết lập quan hệ đối tác quốc phòng mới với Việt Nam và Ấn Độ. Hồi tháng 5, Tổng thống Obama đã đến thăm Việt Nam và tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Tuy nhiên, động thái này không nên được hiểu như là một hiệp ước quốc phòng. Các tác giả cũng hiểu sai  thỏa thuận quân sự hậu cần được ký kết giữa Mỹ và Ấn Độ.

Rõ ràng, nếu Mỹ ít chú trọng hơn đến quân sự hóa ở Thái Bình Dương không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ giảm đối đầu.

Khu trục hạm USS Decatur của Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 13/10. Ảnh: US Navy

Đầu tiên là Đài Loan, kể từ khi Mỹ bắt đầu tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc" vào năm 1979, Washington đã trở nên nhạy cảm khác thường với mong muốn không công nhận nền độc lập Đài Loan của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục ưu tiên phát triển các khả năng quân sự để ép buộc Đài Bắc, và nếu cần, họ có thể khởi động một cuộc tấn công để chiếm đảo. Mỹ thường xuyên chuyển trang thiết bị đến Đài Loan và gửi tín hiệu thể hiện sự quyết tâm giúp bảo vệ Đài Loan khỏi đe dọa vũ lực từ Trung Quốc. Nếu được giải quyết một cách hòa bình, vấn đề Đài Loan đã khiến Mỹ thúc đẩy sự phi quân sự ở Thái Bình Dương.

Một vấn đề thứ hai là tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về chủ quyền của quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Cawngt thẳng giữa hai bên lên cao sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo vào năm 2012. Để đáp lại, đến năm 2013, Trung Quốc tuyên bố xác lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, để không quân và hải quân thường xuyên tuần tra. Tờ National Interest khẳng định, thật khó hình dung sẽ như thế nào nếu Mỹ giảm sự hiện diện quân sự. Dù Trung Quốc đang nỗ lực đảy Nhật Bản ra khỏi quần đảo này, họ vẫn phải dè chừng, tránh khiêu khích liên minh Mỹ - Nhật.

Một vấn đề nữa là việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc vào cuối năm sau. Mặc dù giới chức Mỹ khẳng định nhiều lần rằng mục tiêu của THAAD là để đánh chặn tên lửa từ Triều Tiên, Bắc Kinh vẫn cho rằng hệ thống này đang nhắm đến khả năng hạt nhân của Trung Quốc.

Tờ báo kết luận, hành động của Trung Quốc đang ngày càng là nguyên nhân thúc đẩy các đối tác và đồng minh của Mỹ phải tìm cách đối phó và tăng cường hiện diện quân sự. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đều có tiền đề từ chính các hành vi của Trung Quốc.

Xem thêm video:

[mecloud]ayFe6aHTUy[/mecloud]

Lê Huyền (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news