Tin mới

Trung Quốc "lép vế" trong cuộc đua chế tạo siêu máy bay ném bom với Mỹ, Nga

Thứ năm, 16/06/2016, 11:23 (GMT+7)

Hiện nay, cả ba nước Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đang tập trung phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, so với hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, Bắc Kinh có vẻ lép vế hơn hẳn.

Hiện nay, cả ba nước Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đang tập trung phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, so với hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, Bắc Kinh có vẻ lép vế hơn hẳn.

Máy bay mới còn nhiều ẩn số của Mỹ

Máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Không quân Mỹ được biết đến với tên gọi B-21 hiện đang được phát triển bởi Northrop Grumman.

Hồi tháng 5, một báo cáo cho biết Không quân Mỹ sẽ công bố tên của loại máy bay mới này tại hội nghị thường niên diễn ra vào tháng 9 tới.

Theo Defense News, quân nhân tại ngũ, lực lượng cảnh vệ, lực lượng dự bị và phi công dân sự góp mặt trong số 4.600 người có thể tham dự vào cuộc tranh luận về loại máy bay mới do Lực lượng Không quân tổ chức.

Khi Northrop Grumman giành chiến thắng gói thầu 80 tỷ USD để phát triển máy bay ném bom mới, hai ứng viên khác là Boeing và Lockheed Martin đã đệ đơn kiện tìm cách xem xét lại cuộc cạnh tranh. Tranh luận đầu tiên cho rằng trước đây Northrop Grumman đã phát triển một máy bay ném bom chiến lược có tên gọi B-2 Spirit, loại máy bay còn thua kém cả B-52 về tải trọng, tốc độ và phạm vi hoạt động. Boeing cảnh báo rằng Northrop Grumman có khả năng sẽ sản xuất ra một loại máy bay tốn kém và không hiệu quả.

Hình ảnh mô phỏng đầu tiên về máy bay ném bom tầm xa B-21 của Mỹ được tiết lộ hồi tháng 2/2016.

Những máy bay ném bom B-21 đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao cho Không quân Mỹ vào năm 2025. Hiện nay, chúng được ước đoán có giá khoảng 21,4 tỷ USD cho lô đầu tiên và 80 tỷ USD cho toàn bộ lô hàng 100 máy bay được chuyển giao vào năm 2037.Hiện nay, thủ tục xem xét lại vẫn đang được tiến hành tại tòa án, song nhiều khả năng khó có thể thay đổi được quyết định trước đây.

Máy bay ném bom mới sẽ phần nào thay thế các máy bay cũ là B-52 và B-1 B. Nghe có vẻ lạ khi B-2 được chọn thay thế cho B-1 B bởi B-1 B vốn được đánh giá tốt hơn các máy bay mới. Tuy nhiên, theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (NEW START), B1-B có thể sẽ không mang vũ khí hạt nhân.Vì vậy, nó sẽ bị thay thế để tăng cường máy bay ném bom chiến lược được cho phép mang vũ khí hạt nhân cho hạm đội Mỹ.

Các mốc thời gian chuyển giao máy bay cũng bị nghi ngờ. Sự phát triển của B-2 đã diễn ra hơn 20 năm trước. Nó bắt đầu từ năm 1979, nguyên mẫu đầu tiên đã bay 10 năm trước và máy bay ném bom đầu tiên gia nhập Không quân Mỹ từ năm 2000.

Hiện nay, có rất ít thông tin được công bố về loại máy bay mới. Các thông số kĩ thuật và tính năng của nó đều được giữ bí mật. Được biết, B-21 sẽ được phát triển cả phiên bản không người lái và có người lái. Theo một vài thông tin rò rỉ, loại máy bay ném bom này sẽ có phạm vi hoạt động 9.000 km và mang theo một đầu tên lửa 12 tấn.

"Siêu máy bay" vay mượn công nghệ của Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay ném bom chiến lược hế hệ mới vào năm 2008. Hiện nay, máy bay này được biết đến với tên gọi H-20 và được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Thiết kế Máy bay Thượng Hải. Trước đó, một máy bay tàng hình cũng đã được phát triển.

Với dự án mới đầy tham vọng của mình, Trung Quốc vẫn áp dụng chiến lược phát triển truyền thống là mượn kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ các nước khác.

Bản thiết kế siêu máy bay ném bom tầm xa H-20 của Trung Quốc.

Một số đóng góp khác cho dự án này đến từ Noshir Gowadia - một kỹ sư thiết kế và là người từng làm việc cho tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ. Năm 2011, người này từng bị kết án 32 năm tù giam vì bán thông tin mật cho Trung Quốc. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi H-20 được thiết kế có phần cánh giống hệt như của Mỹ.

H-20 cũng được biết đến là loại máy bay sẽ được sử dụng để tuần tra khu vực Biển Đông - nơi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi pháp với hơn 2/3 diện tích. Loại máy bay này dự kiến sẽ được thiết kế tàng hình cho mục đích phòng không, trang bị hệ thống tác chiến điện tử và sẽ mang cả vũ khí thường lẫn vũ khí hạt nhân.

Những chiếc H-20 đầu tiên sẽ gia nhập không quân Trung Quốc vào năm 2025.

Máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới PAK DA của Nga

Máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Nga được biết đến với tên gọi PAK DA, đang được phát triển bởi Tập đoàn Tupolev. Loại máy bay này được mong đợi sẽ gia nhập Không quân Nga vào năm 2025.

Các chuyến bay đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 2021 và sẽ được giao cho Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga thử nghiệm vào năm 2023.

Trong thập kỷ tới, PAK DA sẽ thay thế Tu-95 và sau đó là Tu-160.

Nga bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại máy bay ném bom mới này vào năm 2009, song thực chất đã được lên kế hoạch quy mô lớn từ năm 2004 dưới tên gọi Project 80. Trong thập kỷ tới, PAK DA sẽ thay thế Tu-95 và sau đó là Tu-160, hay còn được biết đến với tên Thiên nga trắng.

Máy bay ném bom mới sẽ có những khác biệt đáng kể so với Tu-160 với thiết kế trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 120 tấn, bằng kích cỡ của một chiếc Boeing 757 với tốc độ cận âm, khả năng tác chiến điện tử và tàng hình tân tiến, tầm bay từ 6.000 - 9.000 km. Ngoài ra, có thông tin cho rằng PAK DA còn được phát triển cả radar phát thanh và hệ thống kiểm soát vũ khí.

Loại máy bay ném bom mới này của Nga có khả năng mang theo các tên lửa không đối đất, không đối không, các loại bom thường, bom thông minh, bom dẫn đường. Ngoài ra, tên lửa siêu thanh cũng đang được phát triển dành riêng cho PAK DA với tốc độ được mong đợi là Mach 5 (cực siêu thanh).

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news