Tin mới

Trung Quốc lo những “con hổ” rơi vào thế “chó cùng dứt giậu”

Thứ ba, 05/08/2014, 11:20 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” – chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình có thể khiến các nhóm lợi ích rơi vào thế “chó cùng dứt giậu”.

(Tinmoi.vn) Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” – chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình có thể khiến các nhóm lợi ích rơi vào thế “chó cùng dứt giậu”.

 

Tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời các chuyên gia cảnh báo rằng việc “nhổ cỏ tận gốc” có thể khiến những “con hổ” tham nhũng có phản ứng dữ dội, “quyết chiến đấu đến cùng”.

Lời cảnh báo này được đưa ra trong một loạt bài viết về chiến dịch chống tham nhũng của 13 nhà khoa học được đăng trên Diễn đàn Nhân dân – một tạp chí của Nhân dân Nhật báo xuất bản vào thứ 6 hàng tuần. Tờ nhật báo đã đăng tải loạt bài này lên website của mình ngày 4/8.

“Một số quan chức tham nhũng có thể tấn công ngược trở lại hoặc chống lại chiến dịch này cho dù phải chết”, Guo Wenliang, một tác giả, một nhà sử học thuộc ĐH Sun Yat-sen, Quảng Châu cho biết.

“Một số sẽ viện cớ chiến dịch này sẽ gây tổn hại cho hình ảnh của Đảng và ảnh hưởng tới sự ổn định xã hội trong nỗ lực tác động đến dư luận của họ. Một số có thể sẽ thông đồng với nhóm lợi ích khác để chống lại lực lượng chống tham nhũng”, ông Guo nói.

37 quan chức từ cấp bộ trở lên đã ngã ngựa sau chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình

Các nhà phân tích cho biết cảnh báo bất thường này nhắm tới sự phản kháng mạnh mẽ đối với chiến dịch trong một số lĩnh vực nhất định.

“Điều này cho thấy mối quan ngại của một số lãnh đạo về những rủi ro và hậu quả mà chiến dịch này mang lại”, Zhang Lifan, một chuyên gia lịch sử Đảng từng làm việc tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết. “Cũng có thể thấy sự phản khác rất mạnh từ một vài nhóm lợi ích”, ông Zhang nói.

37 quan chức từ cấp bộ trở nên đã bị chiến dịch trấn áp tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình hạ bệ.

Ông Tập Cận Bình – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố sẽ hạ gục cả “hổ” – quan tham cấp cao và “ruồi” – quan tham cấp thấp.

Tuần trước, Bộ Chính trị Trung Quốc đã tuyên bố điều tra Chu Vĩnh Khang – Cựu ủy viên Ban thường vụ về tội “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” – một thuật ngữ được dùng để chỉ tội danh tham nhũng.

Một số quan chức lo ngại chiến dịch có thể gây tổn hại đến hình ảnh của Đảng, làm tổn thương nền kinh tế hoặc tăng cường cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái khác nhau trong giới lãnh đạo.

Đối với nhiều người dân, họ vẫn phải chờ xem việc điều tra Chu Vĩnh Khang có là bước ngoặt để chính phủ phải giải trình hay chỉ đơn thuần là lời cảnh báo dành cho các quan tham.

Trong khi hầu hết các học giả đều bày tỏ sự ủng hộ với chiến dịch này, họ cũng cho rằng tham nhũng chỉ có thể bắt nguồn thông qua những quy định của pháp luật và việc tái cơ cấu các cơ quan kiểm tra và cân bằng việc thực thi quyền lực chính thức.

“Để kiểm soát quyền lực, (chúng ta) cần phải tăng cường cơ chế giám sát nội bộ đảng và để quần chúng giám sát công”, Li Tuo, một giáo sư tại Học viện Quản trị Trung Quốc cho biết.

Bảo Linh (Theo SCMP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news