Tin mới

Trung Quốc "lợi dụng" nỗi lo sợ chủ nghĩa bảo hộ tại APEC 2016

Thứ hai, 21/11/2016, 10:50 (GMT+7)

Các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương đã cam kết vào ngày Chủ Nhật sẽ cùng chống lại chủ nghĩa bảo hộ và các quan chức Trung Quốc cho biết nhiều nước đang tìm kiếm sự tham gia vào một khối thương mại do Trung Quốc dẫn đầu vì lo ngại sau chiến thắng của Donald Trump, Mỹ sẽ hủy bỏ nhiều thỏa thuận thương mại tự do.

Các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương đã cam kết vào ngày Chủ Nhật sẽ cùng chống lại chủ nghĩa bảo hộ và các quan chức Trung Quốc cho biết nhiều nước đang tìm kiếm sự tham gia vào một khối thương mại do Trung Quốc dẫn đầu vì lo ngại sau chiến thắng của Donald Trump, Mỹ sẽ hủy bỏ nhiều thỏa thuận thương mại tự do.

Lãnh đạo thế giới tại APEC 2016. Ảnh: Reuters

Trump đã vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ với lời hứa về việc rút khỏi thỏa thuận thương mại 12 nước đối tác châu Á xuyên Thái Bình Dương (TPP), và cũng đe dọa sẽ áp đặt mức thuế nhập khẩu mới nhằm chống lại Trung Quốc và Mexico.

Trong diễn biến mới nhất, các nhà lãnh đạo khu vực đã trả lời vào chủ nhật tại hội nghị APEC đang diễn ra rằng họ sẽ "chiến đấu chống lại tất cả các hình thức của chủ nghĩa bảo hộ" và thúc đẩy đàm phán TPP.

"Chúng tôi tái khẳng định cam kết của chúng tôi về việc giữ cho thị trường của chúng tôi luôn rộng mở và chiến đấu chống lại tất cả các hình thức của chủ nghĩa bảo hộ", thông báo sau một cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 21 quốc gia tham dự diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Peru cho biết.

Trong chuyến công du nước ngoài cuối cùng của nhiệm kỳ, Tổng thống Barack Obama cho biết từ bỏ TPP sẽ là một sai lầm đối với Hoa Kỳ.

"Tôi nghĩ rằng việc không thúc đẩy TPP sẽ làm suy yếu vị thế của Mỹ trong khu vực và khả năng của Mỹ trong việc định hình các quy tắc thương mại toàn cầu theo một cách phản ánh đúng giá trị của Mỹ và lợi ích của Mỹ", ông Obama phát biểu tại một cuộc họp báo vào cuối hội nghị thượng đỉnh.

Obama thúc đẩy đàm phán TPP nhưng đã ngừng tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ để thông qua hiệp định này và cho biết việc phê chuẩn TPP sẽ được chuyển lên cho chính quyền của Trump quyết định.

Trung Quốc không phải là một phần của TPP, nhưng nước này đã thúc đẩy một tầm nhìn khác về thương mại tự do trong khu vực châu Á dưới một hiệp định hợp tác được gọi là khu vực kinh tế toàn diện (RCEP), mà hiện không bao gồm các nước ở châu Mỹ.

Tan Jian, một thành viên cao cấp của phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị APEC, cho biết nhiều quốc gia đang tìm cách gia nhập khối do nước này khởi xướng, bao gồm cả Peru và Chile, và cho biết thêm rằng Trung Quốc muốn sớm đạt được một thỏa thuận.

Tuy nhiên, ông cho biết, cả TPP và RCEP đều là cả hai con đường hợp lệ để phát triển một Khu vực mậu dịch tự do rộng lớn hơn của châu Á-Thái Bình Dương, đây cũng là mục tiêu từ lâu của khối APEC đại diện cho 57% giá trị nền kinh tế thế giới.

Các nhà lãnh đạo APEC cũng lặp lại quan điểm đó. "Chúng tôi khuyến khích tất cả các cam kết khu vực, bao gồm cả TPP và RCEP, miễn sao đó là những hiệp định mở, minh bạch, toàn diện và cùng tạo lợi ích chi nhau", các lãnh đạo cho biết trong một tuyên bố cuối cùng.

Một số nhà lãnh đạo APEC tại Lima đã gợi ý về viễn cảnh một TPP có thể tiếp tục mà không có Hoa Kỳ, nhưng những người khác nói rằng nếu không có Hoa Kỳ, họ sẽ yêu cầu đàm phán lại hoàn toàn.

Một cách khác để thúc đấy TPP là thực hiện một số thay đổi về "hình thức", điều này có thể sẽ làm Trump thay đổi suy nghĩ và đưa ra những hỗ trợ phù hợp cho TPP mà vẫn không bị mất mặt, Thủ tướng New Zealand John Key đề nghị.

Obama cho biết ông đã thấy xuất hiện những lời kêu gọi cho một thỏa thuận thương mại tự do ít tham vọng hơn với ít sự bảo vệ cho người lao động hơn và hạ thấp hơn các tiêu chuẩn môi trường.

"Đó là loại thỏa thuận rõ ràng sẽ loại bỏ nhiều công việc của công nhân Hoa Kỳ và ngăn cản các doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường khác", ông nói.

Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski, người tổ chức hội nghị thượng đỉnh, cho biết hiện còn quá sớm để có thể nói về tương lai của TPP và quan điểm của Trump phần nhiều là do "điều kiện kinh tế khó khăn" chứ không phải tâm lý bảo hộ mãnh liệt.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: APEC 2016 TPP RCEP