Tin mới

Trung Quốc thành lập “NATO ở Châu Á” đối trọng với phương Tây

Thứ năm, 29/05/2014, 09:03 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trung quốc đang thúc đẩy thành lập một liên minh “NATO của\nChâu Á” nhằm đối trọng lại toàn bộ phương Tây, gạt Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á,\nnơi được coi là trọng tâm của thế giới trong tương lai.

(Tinmoi.vn) Trung quốc đang thúc đẩy thành lập một liên minh “NATO của Châu Á” nhằm đối trọng lại toàn bộ phương Tây, gạt Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á, nơi được coi là trọng tâm của thế giới trong tương lai.

Bài phát biểu của ông Winston Churchill 68 năm trước đây tại Đại học Zurich, được coi là điểm khởi đầu trong việc tạo ra một Châu Âu thống nhất. Có lẽ những lời nói một tuần trước đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tổ chức tại Thượng Hải cũng sẽ là sự khởi đầu trong việc thành lập một “NATO ở châu Á”, có tác động đến hệ thống an ninh toàn cầu.

Trung Quốc thành lập NATO ở Châu Á đối trọng với phương Tây

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tập Cận Bình kêu gọi một cấu trúc an ninh mới ở châu Á, dựa trên cường quốc khu vực, bao gồm cả Nga và Iran, nhưng không có sự tham gia của Mỹ. Ông Tập nhấn mạnh: "Chúng tôi cần phải cải thiện sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh và xây dựng một kiến trúc mới trong khu vực nhằm tạo ra một khối vững chắc đảm bảo được được an ninh ổn định cho toàn Châu Á."

CICA hiện nay bao gồm 24 quốc gia. Ông Tập Cận Bình cho hay, cần phải tạo ra "một nền tảng đối thoại và hợp tác về các vấn đề an ninh." Ông cũng lưu ý sự cần thiết phải "xây dựng một cơ chế tham vấn" trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất thành lập một trung tâm phản ứng của CICA trong trường hợp khẩn cấp .

Đề xuất này đáp ứng các nguyện vọng của Bắc Kinh để tạo ra một liên minh của các nước châu Á và để chống lại ảnh hưởng của Mỹ và các nước phương Tây khác trong các vấn đề quốc tế.

Trở lại vào năm 2001, Trung Quốc thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải  bao gồm Nga và bốn nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ. Sau đó, mục tiêu của tổ chức này là cuộc chiến chống lại các phong trào Hồi giáo cực đoan và các phong trào ly khai.

Bắc Kinh nhìn thấy lợi ích chung tại các nước khác trong khu vực, chẳng hạn như Nga và Sri Lanka, trong đó nền kinh tế thị trường cùng tồn tại với chính phủ chuyên quyền mà không tương ứng với mô hình phát triển của phương Tây.

CICA được thành lập vào năm 1992 theo sáng kiến của Kazakhstan và hoạt động như một diễn đàn thảo luận. CICA bao gồm cả những đồng minh của Mỹ như Israel, Mông Cổ, Uzbekistan. Chỉ có Nhật Bản-mà Trung Quốc coi là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, có tư cách là quan sát viên.

Chính quyền Obama đã thay đổi Chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á, và tăng cường sự hiện diện quân sự nhằm kiềm chế Trung quốc. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc cho rằng, các nước châu Á cần phải cùng nhau đối phó với những thách thức như khủng bố tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, mối đe dọa không gian mạng và an ninh năng lượng.

Các chuyên gia cho rằng, hơn lúc nào hết, Bắc Kinh muốn tạo ra một liên minh mới ở Châu Á, để đối phó lại với Mỹ và các đồng minh. Làm thất bại chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ.

Yên Hưng (Theo News Land)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.