Tin mới

Trung Quốc tịch thu thiết bị lặn Mỹ để đáp trả cuộc điện đàm với Đài Loan

Thứ bảy, 17/12/2016, 09:25 (GMT+7)

Theo ý kiến của một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Trung Quốc tịch thu thiết bị lặn của Mỹ ở Biển Đông nhiều khả năng để đáp trả cuộc điện đàm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

Theo ý kiến của một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Trung Quốc tịch thu thiết bị lặn của Mỹ ở Biển Đông nhiều khả năng để đáp trả cuộc điện đàm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

"Dường như điều này là tín hiệu từ phía Trung Quốc, nhằm phản ứng cuộc điện đàm của ông Trump với Đài Loan. Thật khó tin đây là hành động của một chỉ huy độc lập. Người Trung Quốc hiện kiểm soát quân đội tốt hơn nhiều, đặc biệt là hải quân", Guardian dẫn lời Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định.

"Trung Quốc có lợi ích khi gửi thông điệp trước lúc ông Trump tuyên thệ, để ông nhận được thông điệp và kiềm chế hơn một khi ông giữ chức", Glaser nhấn mạnh.

Một tàu chiến Trung Quốc hôm 15/12 tịch thu thiết bị lặn được tàu hải dương học USNS Bowditch triển khai để nghiên cứu điều kiện biển.

Thiết bị lặn không người lái tương tự chiếc bị hải quân Trung Quốc tịch thu. Ảnh: US Navy

Giới chức Mỹ cho biết thêm đây là thiết bị đo độ mặn và nhiệt độ nước biển của Hải quân nước này, song do công ty tư nhân điều hành. Khi tàu nghiên cứu đang thu hồi con tàu lặn, một tàu Trung Quốc đã ở đó từ trước để theo đuôi tàu Bowditch, lao vào và "tịch thu nó một cách bất hợp pháp".

CNN dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho hay, khi đó, tàu hải quân Trung Quốc thả một tàu nhỏ xuống biển. Con tàu nhỏ này bơi sát cạnh và đội tàu Trung Quốc lấy đi một trong các tàu lặn.

"Họ đã trộm nó", quan chức Mỹ nói. Buồng lái tàu Mỹ liên lạc với tàu Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc đáp lại rằng họ đang trở về hoạt động bình thường và sau đó rời khỏi khu vực.

Giới chức Mỹ đã lập tức gửi đề nghị chính thức yêu cầu phía Trung Quốc phải trao trả thiết bị nói trên.

Theo chuyên gia Glaser, người Trung Quốc thường làm phép thử với Mỹ khi có chính quyền mới.

Năm 2001, vào những tháng đầu tiên của chính quyền Tổng thống George W Bush, tàu Bowditch chạm trán một khinh hạm Trung Quốc. Con tàu này bật radar điều khiển súng và buộc tàu Mỹ rút lui. Một tuần sau, máy bay do thám Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm ngoài khơi đảo Hải Nam.  

Đến tháng 3/2009, đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, một số tàu hải quân Trung Quốc quấy rối USNS Impeccable, một tàu hải dương học khác của Mỹ, yêu cầu nó rời khỏi khu vực.

[mecloud]RKZbPGsRVp[/mecloud]

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news