Tin mới

Từ số vốn 200 triệu, thành người giàu nhất Việt Nam

Thứ năm, 18/06/2015, 14:25 (GMT+7)

Trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, cái tên Phạm Nhật Vượng đã không còn xa lạ gì trên thương trường Việt Nam. 

Trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, cái tên Phạm Nhật Vượng đã không còn xa lạ gì trên thương trường Việt Nam.  Ít ai biết, ông đã khởi nghiệp với số vốn ban đầu 10. 000 USD (tương đương khoảng 200 triệu đồng)

Thành công trên xứ người

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, sinh 05/08/1968, nguyên quán tại xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh sống và lớn lên tại Hà Nội. Mọi thông tin của ông, phần lớn đều xuất phát từ sự bàn tán của mọi người, không có một nguồn tin chính thức nào về xuất thân và gia đình của ông Phạm Nhật Vượng.

Khởi nghiệp thành công tại Ukraina trước khi trở thành tỷ phú USD Việt Nam đầu tiên

Con đường khởi nghiệp của ông bắt đầu bằng những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ tại Ukraina. Là một chàng sinh viên du học ở Moskva tại trường mỏ địa chất, ông đã có khoảng thời gian học tập và sinh sống cùng ccoongj đồng người Việt bên xứ người.

Năm 1993, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế địa chất, ông đã không  lựa chọn nghề mỏ mà chuyển hướng sang sự nghiệp kinh doanh, ban đầu ở tại Moskva sau đó chuyển qua Ukraina, tại đây chàng sinh viên trẻ mở một nhà hàng nhỏ, đây chính là tiền thân cho Công ty Technocom_công ty đầu tiên của Phạm Nhật Vượng tại cố đô Kharkov.

Từ năm 1993 tới năm 1999 với cương vị là giám đốc công ty, ông đã đưa Technocom từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành một tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu danh tiếng Mivina. Thương hiệu của ông vào thời kỳ đó đã giữ vị trí số 1 trên thị trường thực phẩm ăn nhanh, được phong tặng danh hiệu Nhà sáng lập Thị trường và nằm trong top 100 doanh nghiệp hàng đầu Ukraina.

Không chỉ dừng lại phát triển thương hiệu ở Ukraina, Phạm Nhật Vượng còn tham vọng đưa tầm ảnh hưởng của thương hiệu Technocom đến khắp châu Âu bằng chính những thực phẩm do công ty sản xuất và xuất khẩu qua.

Con đường trở thành tỷ phú USD đầu tiên tại Việt Nam

Đầu những năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đã quyết định đầu tư vào Việt Nam. Lĩnh vực đầu tiên ông tham gia vào là thị trường Du lịch và Bất động sản cao cấp. Trong khoảng thời gian ấy, thoáng nghe thông tin về một “đại gia” Việt xây dựng khu du lịch Vinpearl tại đảo Hòn Tre (Nha Trang), thậm chí còn có hệ thống cáp treo vượt biển đầu tiên tại một khu du lịch ở Việt Nam, nhiều người bảo Phạm Nhật Vượng “điên”, “ném tiền xuống biển”, “lấy trứng chọi đá”,...

Vậy nhưng sau khi Vinpearl hoàn thiện và đi vào hoạt động thì mọi người mới hiểu ra cái chất “điên” ấy của ông. Với một tầm nhìn rộng, có chiến lược kinh doanh lâu dài Vinpearl Nha Trang cho đến nay vẫn là điểm đến hấp dẫn bậc nhất của khách du lịch mỗi khi ghé chân lại Nha Trang

Dự án Vinpearl Nha Trang đầu tư khủng vào hệ thống cáp treo qua biển

Sau bước đệm Vinpearl Nha trang, Phạm Nhật Vượng tập trung đẩy mạnh hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom. Hai thương hiệu này đã nhanh chóng thành công với hàng loạt dự án danh tiếng. Một số dự án tầm cỡ quốc gia mang dấu ấn Vingroup như Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center TP.HCM,... Công trình nào gắn liền với thương hiệu của Vingroup cũng đồng nghĩa với đẳng cấp và uy tín. Quan trọng hơn cả là tất cả các dự án đều được triển khai nhanh chóng và hiệu quả, đưa vào hoạt động và thu lại lợi nhuận cao. Hiện tại nhiều người so sánh Vingroup sánh nganh với các tên tuổi lớn trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản như Capital Land, Keppel Land,...

Để hoàn thiện ước mơ giúp Việt Nam “ngẩng mặt với thế giới”, năm 2009 ông Phạm Nhật Vượng bán công ty tại Ukraina – thời điểm đó đang có Doanh thu 100 triệu USD cho Nestle và chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh về Việt Nam.

Dấu ấn của ông ngày càng đậm nét trên thương trường Việt Nam với việc phát triển những khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng và các tòa tháp văn phòng, những trung tâm thương mại cao cấp nhất Việt Nam.

Miệt mài từ năm này qua năm khác, các công trình của Vingroup tiếp tục mọc lên trải dài suốt dọc đất nước. Hiện có một danh mục đầu tư với 31 dự án bất động sản khắp cả nước, trong đó 12 dự án đã được hoàn thành, 3 dự án đang được xây dựng và phần còn lại đang trong giai đoạn quy hoạch.

Time City - một dự án lớn của tập đoàn Vingroup

Không dừng lại ở kinh doanh bất động sản nhà ở. Tháng 7/2014, Vingroup công bố chiến lược phát triển chuỗi hệ thống Bệnh viện Vinmec với 10 bệnh viện tại các địa phương có dự án của Vingroup trong vòng 5 năm.

Vào đầu năm 2012, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec đầu tiên của tập đoàn Vingroup đã được khánh thành. Cùng ngày khởi công dự án Vinhomes Tân Cảng TP.HCM, Vingroup cũng chính thức khởi công Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec tại Phú Quốc. Trong năm 2014 vừa qua đã có 3 bệnh viện được khởi công ở TP.HCM, Nha Trang và Hạ long. Và cùng với Vinmec, hệ thống trường học Vinschool cũng đang được xây dựng tại các dự án của Vingroup. Đồng thời thành lập trường đại học Y Vinmec vào năm 2015 này.

Theo tin tức tổng hợp từ báo Đầu tư, báo cáo quản trị bán niên 2014 mà tập đoàn Vingroup công bố mới đây, 5 thành viên trong gia đình ông Phạm Nhật Vượng sở hữu gần 374 triệu cổ phiếu VIC, chiếm hơn 40% vốn điều lệ. Tính theo giá đóng cửa phiên 1/8/2014 số chứng khoán này tương đương hơn 28.230 tỷ đồng (trên 1,3 tỷ USD).

Khởi nghiệp từ 10.000 USD từ những năm 1992, sau 22 năm gia tài Phạm Nhật Vượng đã lên tới 1,6 tỷ USD- con số này chỉ 1.092 người trên thế giới với tới được. Nếu lấy tiền làm thước đo cho sự thành công của người đàn ông này thì Phạm Nhật Vượng là một trong số những người Việt thành đạt nhất. Số liệu trên về tài sản của ông Vượng đã được  tạp chí Forbes xếp ở vị trí 1.092 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2014. Ông là người Việt đầu tiên nằm trong danh sách này.

Ông trở thành tỷ phú đôla đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011, liên tục giữ vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán qua các năm 2010, 2011 và 2012. Năm 2012, Vinpearl sáp nhập vào Vincom và trở thành tập đoàn Vingroup với vốn điều lệ hơn 7.000 tỷ đồng, trở thành công ty có mức vốn hóa đơn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Hoài An 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news