Tin mới

Tử vong sau 30 phút ăn thịt cóc ở Nghệ An

Thứ hai, 18/05/2015, 15:55 (GMT+7)

Chỉ sau khi ăn thịt cóc 30 phút, một người đàn ông có dấu hiệu ngộ độc và tử vong ngay sau đó, nguyên nhân được xác định là do nạn nhân làm thịt cóc nhưng chưa rút hết phần độc của cóc.

Chỉ sau khi ăn thịt cóc 30 phút, một người đàn ông có dấu hiệu ngộ độc và tử vong ngay sau đó, nguyên nhân được xác định là do nạn nhân làm thịt cóc nhưng chưa rút hết phần độc của cóc.

Theo tin từ  Công an Nghệ An online, hồi 14g phút ngày 12/5, ông Vi Văn Hương (SN 1952) trú tại bản Thung Khảng, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, Nghệ An bị đau bụng dữ dội kèm theo nôn ọe đến 15g cùng ngày, ông Hương tử vong.

Sau đó, lực lượng công an và chính quyền địa phương đã có mặt để điều tra.

Theo các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên mạo hiểm ăn thịt cóc vì nghĩ bổ. Thực tế, thịt cóc cũng như các loại thịt khác, đều có hàm lượng dinh dưỡng nhất định nhưng ăn lại nguy hiểm hơn. Nọc độc cóc chứa rất nhiều chất độc, có thể tiết qua hạch bạch huyết truyền đi khắp da, mủ, trứng và gan. Thịt, mỡ cóc không có độc nhưng nếu không cẩn thận trong khi chế biến vẫn có thể dính độc.

Sơ chế thịt cóc có thể dính độc gây nguy hại tính mạng

Nọc cọc có tetrodotoxin, giống như chất độc ở cá nóc và nhiều chất độc khác làm co mạch máu, tăng huyết áp, tim đập nhanh hoặc chậm... Tỷ lệ tử vong do ngộ độc cóc rất cao. Có người qua được cơn nguy kịch thì bị suy thận, vô niệu... Bên cạnh đó, cóc rất bẩn, có nhiều giun sán, ký sinh trùng. Người bị ngộ độc có thể thấy tê môi, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hồi hộp, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, co giật.

Triệu chứng ngộ độc

- Thời gian nung bệnh từ 1-2 giờ sau khi ăn cóc. 

- Hội chứng tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, mửa, đau và chướng bụng.

- Hội chứng tim mạch: Lúc đầu bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, sau đó rối loạn nhịp: Ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh thất, rung thất đôi khi có bloc nhĩ thất, nhịp nút, dẫn đến truỵ mạch. Với người bị nặng: sự dẫn truyền ở tâm thất bị ngưng trệ, rung tâm thất, huyết áp tụt, chân tay lạnh.

- Hội chứng rối loạn thần kinh-tâm thần: chất Bufotenin trong nhựa cóc có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách, chảy rãi, thèm ngủ, mồm miệng và tứ chi tê dại, đổ mồ hôi. Năng hơn nữa có thể gây ức chế trung khu hô hấp dẫn tới ngừng thở và tử vong.  

    
Ngoài ra, còn gây tổn thương thận, vô niệu, viêm ống thận và gây tróc da, viêm da.

Chất độc ở cóc chỉ có ở nhựa cóc và nội tạng (gan, trứng).

Xử lý ngộ độc thịt cóc

Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nếu phát hiện sớm thì gây nôn và chuyển nhanh đến bệnh viện.

- Thải trừ chất độc: Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 1/5.000, uống tanin 4g, lợi tiểu bằng Furosemid.

- Chống loạn nhịp tim: Nhịp nhanh dùng Propranolon, nhịp chậm dùng isoproterenon. Tốt nhất là đặt máy tạo nhịp tim có xông điện cực buồng tim.

-  Chống tăng huyết áp: Cho ngậm Adalat.

- Chống rối loạn thần kinh và tâm thần: Dùng Diazepam, Phenobacbital.

- Chống rối loạn hô hấp: Thở máy, thở oxy.

- Chống suy thận cấp: Lọc ngoài thận (thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng).      

Đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cóc: Tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để  da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc.

P.V

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: thịt cóc