Tin mới

Tục cúng ông Công ông Táo và những sai lầm của gia chủ

Thứ năm, 16/01/2020, 10:07 (GMT+7)

Cúng ông Công ông Táo được xem là một trong những phong tục truyền thống mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt.

Tục cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của tập tục này để lễ cúng được trọn vẹn, ý nghĩa và mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

1. Thời điểm cúng ông Công ông Táo

Cúng Ông Công ông Táo (cúng Táo quân) là tục lệ truyền thống lâu đời của người Việt. 
Theo tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng, các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm. Tránh cúng vào ngày Rằm tháng Chạp.

Nên cúng sớm nhất từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp.

Trong tín ngưỡng dân gian, 12h trưa ngày 23 Tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo về chầu trời, do đó cần tiến hành trước giờ này.

2. Mâm cúng ông Công ông Táo

Mâm cúng ông Công ông Táo dầy đủ nhất. Ảnh: Internet

Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, các gia chủ thường làm mâm cỗ mặn gồm: đĩa gạo, đĩa muối, thịt lợn luộc, canh mọc, đĩa xào thập cẩm, giò, xôi gấc, hoa quả, hoa tươi.

Các lễ vật chuẩn bị gồm 3 bộ quần áo, mũ, giày với một con ngựa bằng giấy hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ không nhất thiết phải quá cầu kỳ.

3. Nơi cúng ông Công ông Táo

Trong quan niệm dân gian, công Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.

Song các chuyên gia nghiên cứu tâm linh lại cho rằng việc cúng như vậy là không đúng. 
Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng chính của gia đình.

Ngoài ra, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Mâm cúng  23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

4. Cúng tiền âm phủ

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, khi cúng ông Công ông Táo, các gia chủ không đốt quá nhiều tiền âm phủ.

Nhiều gia đình cũng sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng để mua vàng mã về đốt vì tin rằng mâm cao cỗ đầy sẽ được Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua nhiều việc làm xấu trong năm.

Mặc dù vậy, điều này koong những gây tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

5. Thả cá chép cúng ông Công ông Táo

Tục thả cá chép khi cúng ông Công ông Táo. Ảnh: Internet

Sau lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình thường tiến hành hóa vàng sau đó trải tro xuống sông hồ cùng với việc phóng sinh cá chép.

Mặc dù vậy, có nhiều gia đình thường đứng trên cầu ao thả cá xuống sông, như thế sẽ làm chết cá, đi ngược lại ý nghĩa phóng sinh phương tiện đi lại của các Táo.

6. Khấn xin tài lộc, sung túc trong lễ cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng 23 Tháng Chạp hàng năm mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình.

Do đó, việc cầu xin phú quý sung túc là không nên, các gia chủ chỉ nên khấn xin Táo bẩm báo những việc tốt đẹp trong năm của mình.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news